Đánh giá nguy cơ chiến tranh Triều Tiên

Theo thông báo chính thức, Triều Tiên đã sẵn sàng tiến tới chiến tranh. Tuy nhiên, trước đây Bình Nhưỡng từng đưa ra lời đe dọa hùng hồn không kém.

Bản nghị quyết trừng phạt chương trình phóng tên lửa của Triều Tiên vừa được Liên hợp quốc thông qua đã gặp phải sự phản ứng giận dữ từ Bình Nhưỡng, khi nước này nói trắng ra là vụ thử hạt nhân thứ ba sắp được thực hiện, kèm theo tên lửa tầm xa có chất lượng tốt hơn; “dốc sức” chống lại “kẻ thù không đội trời chung” là Mỹ. Và hôm 25/1, Bình Nhưỡng lại đe dọa sẽ sử dụng “những biện pháp đáp trả mạnh mẽ” đối với Hàn Quốc nếu Seoul tham gia vào các biện pháp trừng phạt do LHQ áp đặt.

“Cấn vận nghĩa là chiến tranh”, Cơ quan thông tấn trung ương KCNA của Triều Tiên thông báo.

Một viện nghiên cứu của Mỹ hôm 25/2 cho biết ảnh vệ tinh chụp địa điểm thử hạt nhân năm 2006 và 2009 cho thấy Triều Tiên có thể đã gần sẵn sàng hiện thực hóa lời đe dọa đó.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên đưa ra những lời đe dọa hùng hồn như vậy. Trong những năm gần đây, Bình Nhưỡng từng dọa biến Hàn Quốc thành “biển lửa” và sẽ thực hiện cuộc “thánh chiến” chống lại kẻ thù.

Đánh giá nguy cơ chiến tranh Triều Tiên - 1

Một cựu chiến binh của quân đội Triều Tiên đang hô vang khẩu hiệu cùng đồng đội

Nếu quá khứ được coi là dấu hiệu, thì nguy cơ chiến tranh đã bị nói quá mức. Nhưng khả năng Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba là rất dễ thành hiện thực. Theo các chuyên gia, nước này đã đạt được những bước cần thiết cho chương trình tên lửa, dù vẫn còn xa mới có thể đe dọa được đất Mỹ.

“Đây không phải lần đầu tiên họ đưa ra lời đe dọa chiến tranh như vậy. Nhưng điều nghiêm trọng hơn là khả năng tấn công vào Hàn Quốc là một vụ thử hạt nhân nữa. Tôi thấy rất ít khả năng Hàn Quốc sẽ hiện thực lời đe dọa chiến tranh của mình”, Ryoo Kihl-jae, giáo sư ĐH nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul, nhận xét.

Dù không thể phủ nhận giới lãnh đạo Triều Tiên cực kỳ lo lắng về nguy cơ bị các cường quốc bên ngoài tấn công hay ức hiếp, nhưng nỗ lực chính của nước này vẫn chỉ là cải thiện tiếng nói trong các cuộc đàm phán ngoại giao đa phương. 

Nền kinh tế nghèo khó của Bắc Triều Tiên thực sự đang cần sự trợ giúp quốc tế và nước này sẵn lòng ký một hiệp ước nhằm kết thúc cuộc chiến Nam Bắc Triều, vốn đã chấm dứt trên thực tế từ cách đây 60 năm. Họ dùng các chương trình vũ khí như một công cụ trên mặt trận ngoại giao với cộng đồng quốc tế do Mỹ đứng đầu, và không có lý do gì khiến người Hàn Quốc và các nước liên quan phải lo lắng về chiến tranh trong lần này.

“Tôi coi đây là một cách thử. Hàn Quốc sẽ không bao giờ có khả năng đánh bại Mỹ trong cuộc chiến, nhưng họ đang mạnh lên”, Narushige Michishita, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên tại Viện nghiên cứu chính sách Tokyo, nhận xét.

Năm 2006 và 2009, Triều Tiên thực hiện thử hạt nhân ngay sau khi nhận nghị quyết trừng phạt của LHQ về thử tên lửa tầm xa. Lời đe dọa mới đây được đưa ra sau bản nghị quyết của LHQ để siết chặt thêm các biện pháp trừng phạt chính quyền của ông Kim Jong Un đối với chương trình phóng tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng. Bình Những đáp lại bằng tuyên bố sẽ tiếp tục phóng và tiến hành một vụ thử hạt nhân nữa.

“Đàm phán với Mỹ cần phải tiến hành kèm với vũ lực, chứ không phải lời nói”, thông báo của Hội đồng quân sự quốc gia Triều Tiên hôm 24/1 nói, và hứa sẽ tiến hành “một giai đoạn chống Mỹ sau gần một thế kỷ”.

Triều Tiên lâu nay vẫn khẳng định các vụ phóng tên lửa chỉ nhằm mục đích hòa bình là đưa vệ tinh lên quỹ đạo, còn Mỹ và LHQ coi đây là những vụ thử công nghệ hạt nhân trái quy định. Tuy nhiên, tuần này Bình Nhưỡng khẳng định rõ ràng rằng mục đích của chương trình tên lửa nước mình là tấn công Mỹ.

Trong khi đó, khả năng thực hiện của Triều Tiên là có hạn, các chuyên gia nói rằng nước này vẫn còn một số nút thắt trên con đường hiện thực hóa các công cụ hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng Triều Tiên vẫn chưa thể chế tạo đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn lên đầu tên lửa, nên sẽ phải tiếp tục phát triển công nghệ này.

Một vấn đề lớn nữa là tiền.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước đám đông, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un nói rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục chính sách “quân sự là trên hết”. Nhưng đối với một quốc gia đang chật vật với cơm ăn áo mặc của người dân thì nguồn lực là có hạn. Vì chịu cấm vận thương mại nên việc mua một số linh kiện vũ khí từ nước ngoài ngày càng khó khăn hơn.

Dù vụ phóng hồi tháng 12 là thành công, khả năng phóng tên lửa của Triều Tiên vẫn chưa thực sự tốt. Tháng 4 năm ngoái, một vụ phóng tên lửa tương tự đã thất bại. Vài ngày sau, Triều Tiên phát hình ảnh về một loại tin lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng nhiều chuyên gia sau khi xem đoạn video đã nói đây chỉ là giả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc Quỳnh (theo AP) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN