Dân mạng tẩy chay, điểm đánh giá của khách sạn Panorama Mã Pì Lèng thê thảm
Cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay, điểm số khách sạn Panorama ở Mã Pì Lèng đang tụt dốc không phanh nhưng nhiều phòng vẫn đang được tìm thuê...
Toàn cảnh khách sạn Panorama án ngữ Mã Pì Lèng
Cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay khách sạn Panorama
Sau khi những thông tin và hình ảnh về ngôi nhà 7 tầng có tên Mã Pì Lèng Panorama với chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê trên đèo Mã Pì Lèng thuộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được nhà báo Trần Đăng Tuấn chia sẻ trên trang cá nhân ngày 4/10, mạng xã hội Facebook ngập tràn những bình luận phẫn nộ.
Cư dân mạng truyền tải mạnh mẽ thông điệp "nếu thực sự yêu Mã Pì Lèng, đừng cho những kẻ phá hoại Mã Pì Lèng cơ hội kiếm tiền".
Những người khác lại thể hiện sự phản ứng bằng cách liên tục đánh giá 1 sao cho khách sạn này trên Google. Trước ngày 3/10, nhận xét về Mã Pì Lèng Panorama khá tốt nhờ đồ ăn ngon và tầm nhìn đẹp. Tuy nhiên, trong chưa đầy 1 ngày kể từ khi bài đăng trên xuất hiện, dân mạng đã khiến điểm số tụt dốc không phanh.
"Từ Mã Pì Lèng về thị trấn Mèo Vạc khoảng 15-30 phút xe máy có nhiều khách sạn nhà nghỉ. Đề nghị tháo dỡ ngay công trình vô duyên này", facebooker Xinh Hung Le viết.
Giá phòng ở khách sạn Panorama Mã Pì Lèng Hà Giang
Tài khoản Hoàng Châu Thanh bày tỏ sự phẫn nộ: Cần đập bỏ, trả lại nguyên trạng Mã Pì Lèng như nó vốn có cả ngàn năm nay.
Đồng quan điểm, tài khoản Hai Nguyen cho rằng việc xây dựng khách sạn nhà nghỉ, phá hoại cảnh quan là điều đáng trách.
Theo khảo sát của phóng viên, đến chiều 4/10, số sao của khách sạn này ở mức 1,8 và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đối lập với đánh giá mở trên Google, điểm của khách sạn này trên những trang web đặt phòng như Agoda, Booking vẫn ở mức cao, dao động ở mức 8,8-9 và gắn thẻ "vị trí hiếm có".
Thậm chí nhiều khách đang tìm kiếm và đặt phòng tại đây, trong đó có nhiều khách nước ngoài. Giá phòng ở Panorama dao động ở mức 500-700 nghìn/phòng vào cuối tuần.
Nhiều người đi phượt khẳng định "Cần dỡ bỏ khách sạn này và thay vào đó một điểm nghỉ chân cho du khách, không có bê tông, sắt thép lạnh lẽo mà cần thiết kế hài hòa với thiên nhiên nơi đây. Nếu không mạnh tay, e là còn nhiều khách sạn mọc lên như thế".
"Hãy giữ Mã Pì Lèng nguyên sơ và dựng lên những khu du lịch được quy hoạch tử tế bằng tầm nhìn của người có tâm, có trình độ. Chỉ có như vậy, khách mới đổ về đây du lịch và mang lại nguồn thu cho người địa phương", một phượt thủ chia sẻ
Điểm đánh giá của Panorama tụt dốc không phanh do cư dân mạng tẩy chay
Trả lời Dân Việt sáng 4/10, ông Lâm Tiến Mạnh - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, kiêm trưởng Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cho biết: “Ngay từ cuối năm 2017, khi công trình này mới manh nha xây dựng chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra, có kết luận và báo cáo tỉnh, nhưng chẳng hiểu thế nào họ vẫn cứ làm thế thôi”.
Cũng theo ông Mạnh, gần đây nhất Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã có văn bản đề nghị Bộ VH, TT&DL, tỉnh Hà Giang yêu cầu tháo dỡ công trình trên, trả lại mặt bằng nguyên trạng cho khu vực Mã Pí Lèng.
Về công trình này, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết cục đã có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Giang báo cáo và sở đã báo cáo. Bà Hiền cũng nói "tỉnh đang chỉ đạo huyện" và chưa trả lời gì thêm.
Công trình "bốn chưa" Theo báo cáo của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Giang ngày 11/7, công trình này có tên trên hồ sơ là Điểm dừng chân ngắm toàn cảnh hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng. Tới thời điểm tháng 7-2019, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất (vẫn đang là đất trồng trọt); dự án đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư; công trình chưa được cấp phép xây dựng; công trình chưa có văn bản thỏa thuận đồng ý của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch. |
Ông Lâm Tiến Mạnh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, kiêm trưởng Ban quản lý Công viên địa chất...