Đàn cá Koi Nhật Bản được thả xuống hồ Tây bây giờ ra sao?

Sự kiện: Thời sự

Có thời điểm, những tấm tôn quây ở khu vực hồ Tây bị hoen rỉ, thủng lỗ nên một phần cá Koi đã thoát ra ngoài hồ khiến số lượng đàn giảm sút.

Khu vực thí điểm công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản trên hồ Tây

Khu vực thí điểm công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản trên hồ Tây

Giữa tháng 5/2019, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) đã thí điểm công nghệ Nano Bioreactor trên sông Tô Lịch và hồ Tây. Để chứng minh cho công nghệ này, đơn vị thực hiện đã thả cá Koi Nhật Bản và cá chép Việt Nam xuống khu vực xử lý.

Sau khi hết hạn thử nghiệm dự án, đầu tháng 11/2019, khu thí điểm trên sông Tô Lịch được tháo dỡ, cá Koi và cá chép được chuyển về khu vực thí điểm hồ Tây với số lượng hàng trăm con.

Dự án vẫn hoạt động hơn 2 năm qua để chứng minh khả năng làm sạch nước ô nhiễm

Dự án vẫn hoạt động hơn 2 năm qua để chứng minh khả năng làm sạch nước ô nhiễm

Tuy nhiên, khoảng giữa năm 2020, một số tôn quây ở khu vực thí điểm công nghệ Nano Bioreactor trên hồ Tây bị hoen rỉ, thủng lỗ khiến cá Koi và cá chép thoát ra ngoài một phần, số lượng đàn bị giảm (chưa kiểm đếm).

Ngay sau sự cố đó, JVE đã cho gia cố lại khu vực tôn quây. Đồng thời tiếp tục vận hành máy Nano để duy trì khu vực thí điểm và đàn cá.

Số lượng cá Koi và cá chép thả trong khu vực thí điểm đã bị giảm sút do tôn bị thủng khiến cá thoát ra ngoài

Số lượng cá Koi và cá chép thả trong khu vực thí điểm đã bị giảm sút do tôn bị thủng khiến cá thoát ra ngoài

Đầu tháng 7/2021, tức sau khi đàn cá được thả khoảng 2 năm, theo khảo sát của PV, hiện khu vực thí điểm công nghệ Nano Bioreactor trên hồ Tây vẫn được duy trì. Những tấm tôn quây đã được gia cố thêm bằng một lớp bạt dày.

Trao đổi với PV, đại diện JVE cho hay: “Đàn cá Koi và các loại cá còn lại trong khu thí điểm vẫn sinh sống an toàn và phát triển khỏe mạnh, không có con cá nào bị chết. Chúng được bảo vệ trông nom, chăm sóc hằng ngày”.

Những tấm tôn quây sau khi hoen rỉ, bị thủng đã được gia cố bằng một lớp bạt dày

Những tấm tôn quây sau khi hoen rỉ, bị thủng đã được gia cố bằng một lớp bạt dày

Đại diện JVE cho biết thêm, hiện ở hồ Tây vẫn duy trì 2 máy Nano và các tấm Bioreactor đặt chìm ở dưới lòng hồ từ thời điểm ban đầu. Chất lượng nước trong khu quây thí điểm ổn định, không bị tái ô nhiễm. Cá và các sinh vật khác vẫn sinh sống, phát triển tốt.

Theo giải thích của chuyên gia Nhật Bản, sau một thời gian nước đã được xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam thì không cần vận hành máy Nano 24/24h như ban đầu, mà chỉ cần vận hành trong trường hợp đặc biệt. Ví dụ như khi thời tiết nắng nóng kéo dài, để bổ sung hàm lượng oxy cho cá Koi và các loại cá khác sống khỏe mạnh thì chỉ vận hành khoảng vài giờ trong ngày, sau đó dừng mà nước không tái ô nhiễm.

Những chiếc máy sục khí Nano vẫn được duy trì và chỉ hoạt động khi cần thiết

Những chiếc máy sục khí Nano vẫn được duy trì và chỉ hoạt động khi cần thiết

Việc giám sát khu thí điểm đang được JVE duy trì theo dõi 24/24h qua hệ thống camera kết nối với điện thoại thông minh. Theo thời gian định kỳ, các cán bộ kỹ thuật của JVE ra hiện trường kiểm ra, giám sát tất cả các công việc liên quan trong khu quây tôn. Ngoài ra, JVE vẫn có nhân viên bảo vệ trông nom khu thí điểm và duy trì liên tục từ trước đến nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Kết quả bất ngờ về xử lý nước thí điểm ở hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản

Chỉ sau khoảng 1,5 tháng xử lý nước thí điểm ở hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản cho thấy, các thông số ô nhiễm đều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN