Đã có phần mềm chuyển đổi tiếw Việt, chỉ mất 3 phút để “biến hình” tác phẩm Sống mòn

PGS.TS Bùi Hiền cho biết, ông chỉ mất vài phút để chuyển đổi tác phẩm “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao bằng chữ cải tiến.

Sau khi hoàn thiện nghiên cứu cải tiến chữ viết "Tiếw Việt" và công bố phần 2, PGS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy học phổ thông - đã thử nghiệm thực tế công trình của mình với tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Mặc dù bị "ném đá" nhưng PGS.Bùi Hiền vẫn tiếp tục trình làng tác phẩm “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao bằng chữ cải tiến tiếng Việt.

“Nếu Truyện Kiều, trong suốt 10 ngày, tôi phải mất từ 8-10 tiếng để viết lại 3524 câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du thì với tác phẩm “Sống mòn” tôi chỉ mất có 3 phút là chuyển đổi xong một tác phẩm bằng chữ cải tiến”, PGS.Bùi Hiền cho hay.

Chủ nhân của công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt cho biết, ông đã sử dụng phần mềm viết chữ cải tiến do cháu của ông nghiên cứu để tặng ông. Do đó, chỉ cần sao chép bất kỳ nội dung nào vào phần mềm đó là ra văn bản chữ cải tiến.

PGS Bùi Hiền cho biết, phần mềm chuyển đổi chữ cải tiến tiếng Việt do cháu nội ông nghiên cứu và hoàn thiện trong khoảng 1 tháng. Sau khi đưa cho ông xem và chỉnh sửa đến bây giờ PGS Bùi Hiền đã dùng tương đối hoàn chỉnh.

“Tôi sẽ cho mọi người dùng miễn phí phần mềm này để xin ý kiến cho hoàn thiện hơn. Vì vậy, ai muốn dùng phần mềm chữ cải tiến tiếng Việt thì hãy liên hệ với tôi. Tôi sẽ hướng dẫn cài đặt và sử dụng”, PGS.Bùi Hiền thông tin.

Đã có phần mềm chuyển đổi tiếw Việt, chỉ mất 3 phút để “biến hình” tác phẩm Sống mòn - 1

PGS.Bùi Hiền vẫn tiếp tục trình làng tác phẩm “Sống mòn” của Nhà văn Nam Cao bằng chữ cải tiến tiếng Việt.

Theo PGS Bùi Hiền, chữ viết cải tiến nhìn rất thẩm mỹ và dễ đọc. Chỉ cần tập trung 10 phút là có thể đọc được tác phẩm bằng chữ cải tiến rất trôi chảy.

Ông cũng khẳng định, viết lại tác phẩm “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao bằng chữ cải tiến không phải phá hoại văn hóa, phá hoại tác phẩm văn học nghệ thuật.

“Tôi không cải tiến tác phẩm của nhà văn Nam Cao, không cải tiến cách đọc. Tôi chỉ đổi giá trị âm vị, trừ một số chữ đổi hẳn về cách viết như: C (chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ). Những chữ này đổi về cách viết nhưng cách đọc văn bản vẫn như cũ”, PGS Bùi Hiền cho hay.

Tác giả công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt cho biết, ông đăng ký bản quyền để tránh trường hợp tranh chấp, công trình nghiên cứu suốt 40 năm của ông cũng không mất đi đâu.

Trước đó, năm 2017, PGS.TS. Bùi Hiền gây sốc dư luận với bài viết “Chữ Quốc ngữ và hội nhập quốc tế”, trong đó đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31.

Tác giả này đề xuất sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z.

Cùng với đó, sẽ thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên. Ví như: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R.

PGS Bùi Hiền: “Nhiều người bảo tôi viết chữ cải tiến tiếw Việt để bán”

“Sau khi khai bút bằng chữ cải tiến tiếng Việt, tôi vô cùng bất ngờ vì có quá nhiều ủng hộ”, PGS Bùi Hiền chia sẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Đề xuất tiếng Việt kiểu mới của PGS-TS Bùi Hiền Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN