Cuộc sống mưu sinh của người dân tại ‘thủ phủ’ phế liệu nhựa ven đô Hà Nội

Sự kiện: 24h vạn dặm

Những tải phế liệu cao quá đầu người được chất thành từng đống và bốc mùi hôi thối quanh khu nghĩa trang thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) lại là “cần câu cơm” của hàng trăm công nhân, hộ gia đình.

“Quen” với tổng hợp các loại mùi

Sở dĩ, nhiều người gọi nơi đây là “thủ phủ” phế liệu bởi mỗi ngày có tới hàng trăm tấn nhựa phế phẩm mua về từ khắp nơi trên cả nước. Nhựa phế phẩm sau đó được tập kết để phân loại, sàng lọc, sơ chế nghiền nhỏ rồi bán lại cho các công ty, nhà máy sản xuất đồ nhựa. Vì thế, nơi đây luôn nhộn nhịp mua, bán vào cuối giờ chiều, khi nhiều thương lái tới lui thu gom và mua từng loại nhựa, sắt đã được phân loại.

Trong số gần 200 hộ gia đình làm nghề thu gom, phân loại phế liệu ở thôn Xà Cầu, gia đình cô Nguyễn Thị Sơn (SN 1967) thừa nhận, làm nghề này có vẻ nhàn hơn làm ruộng nhưng lại phải hít thở trong bầu không khí ô nhiễm, mùi thum thủm từ các loại chai nhựa đã qua sử dụng.

Trước đây, cô Sơn là công nhân làm hương đen - một nghề truyền thống của thôn Xà Cầu và các vùng lân cận. Theo thời gian, khoa học công nghệ phát triển, nhiều loại máy móc hiện đại ra đời phục vụ nhu cầu sản xuất hương nhanh, gọn, chất lượng cao. Vì thế, hương đen không còn được ưa chuộng, những công nhân như cô Sơn không có việc làm nên đành chuyển sang nghề thu gom, phân loại phế liệu.

Cách đây 2 năm, cô Sơn bắt đầu dựng lán và huy động tất cả thành viên trong gia đình đi thu gom, cân sắt vụn, đóng bao chở về. Con trai lớn sinh năm 1998 từng đi làm thợ hàn, cơ khí nhưng nay là nhân lực chính trong gia đình, đảm nhiệm các công việc liên quan đến bốc vác, kéo hàng về bãi… Nhắc đến thu nhập, cô Sơn thừa nhận, khi chuyển đổi sang làm thu gom phế liệu, cô có tiền chi tiêu thoải mái hơn. Thế nhưng, tiếp xúc với cơ man rác thải, phế phẩm mỗi ngày kèm theo tổng hợp các loại mùi cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hô hấp, sức khỏe về lâu dài.

“Người trong làng làm được thì mình cũng làm, biết là độc hại nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên dần cũng “quen” với cái mùi này”, cô Sơn tâm sự.

Các tải phế liệu được chất cao quá đầu người.

Các tải phế liệu được chất cao quá đầu người.

Ông Nguyễn Phả Hùng (60 tuổi, trú tại thôn Xà Cầu) đã đi làm thuê nghề phân loại phế liệu được nhiều năm. Chia sẻ với Tiền Phong, ông Hùng kể: "Mỗi ngày tôi đi làm 8 tiếng, nhận 200.000 đồng với nhiệm vụ là băm sắt dính từ mảnh nhựa, rồi vứt nhựa với sắt mỗi thứ một nơi. Tuy đã có tuổi nhưng tôi vẫn bám trụ với công việc "sống gần rác" này để có "cái ăn", chi tiêu hàng ngày ..."

Ông Nguyễn Phả Hùng (60 tuổi, trú tại thôn Xà Cầu) đã đi làm thuê nghề phân loại phế liệu được nhiều năm. Chia sẻ với Tiền Phong, ông Hùng kể: "Mỗi ngày tôi đi làm 8 tiếng, nhận 200.000 đồng với nhiệm vụ là băm sắt dính từ mảnh nhựa, rồi vứt nhựa với sắt mỗi thứ một nơi. Tuy đã có tuổi nhưng tôi vẫn bám trụ với công việc "sống gần rác" này để có "cái ăn", chi tiêu hàng ngày ..."

Ông Hùng nặng gánh với nỗi lo cơm áo gạo tiền, sức khỏe không còn được như xưa nên vẫn đi làm công nhân phân loại phế liệu ở tuổi 60.

Ông Hùng nặng gánh với nỗi lo cơm áo gạo tiền, sức khỏe không còn được như xưa nên vẫn đi làm công nhân phân loại phế liệu ở tuổi 60.

Những người ở độ tuổi thanh niên, có sức khỏe hơn sẽ làm nhiệm vụ bê vác, chuyên chở, kéo các bao phế liệu.

Những người ở độ tuổi thanh niên, có sức khỏe hơn sẽ làm nhiệm vụ bê vác, chuyên chở, kéo các bao phế liệu.

Khung cảnh nhộn nhịp kẻ mua, người bán tại "thủ phủ" phế liệu nhựa thường diễn ra vào buổi chiều.

Khung cảnh nhộn nhịp kẻ mua, người bán tại "thủ phủ" phế liệu nhựa thường diễn ra vào buổi chiều.

Bài toán khó: “mưu sinh” đi đôi với bảo vệ môi trường

Với nền kinh tế phát triển ổn định, chủ yếu tiểu thủ công nghiệp, xã Quảng Phú có truyền thống sản xuất tăm hương, hương đen là chủ đạo. Chính vì thế, nơi đây tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương và thu hút lao động từ các nơi khác. Đi cùng với sự phát triển đó, cuộc sống của người dân tại các làng nghề như Xà Cầu, Quảng Nguyên, Phú Lương Thượng, Phú Lương Hạ, Cầu Bầu, Đại Tú phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải chủ yếu là mùn tre, nứa, phế liệu chưa qua xử lý…

Riêng với thôn Xà Cầu, tuy công việc thu gom, tái chế phế liệu giúp tận dụng được sản phẩm từ rác thải, tiết kiệm tài nguyên, tái sử dụng nhưng vẫn còn một số trường hợp không tuân thủ đúng quy định xử lý rác thải dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống chung.

Cụ thể, cô Nguyễn Thị Sơn (SN 1967) cho biết thêm: “Đa số các hộ gia đình ở đây đều tuân thủ đúng quy định tập kết và xử lý rác thải bởi mức hình phạt cho mỗi lần đổ rác bừa bãi lên đến 5 triệu đồng. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn “lén” đốt rác khiến cho mùi khét bốc lên, ảnh hưởng đến người dân cả làng.

Vì vậy, những nỗ lực chung để bảo vệ môi trường của người dân chúng tôi lại “đổ bể” vì một số cá nhân thiếu ý thức. Trong thời gian tới, tôi hy vọng, chính quyền địa phương sẽ có thêm nhiều quy định xử phạt nặng hơn để giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm không khí, nâng cao ý thức của các hộ kinh doanh”.

Cuộc sống mưu sinh của người dân tại ‘thủ phủ’ phế liệu nhựa ven đô Hà Nội - 6

Phế liệu chất đống 2 bên đường đi dẫn lối vào nghĩa trang thôn Xà Cầu.

Phế liệu chất đống 2 bên đường đi dẫn lối vào nghĩa trang thôn Xà Cầu.

Một trong những "công nhân rác" đang bắt đầu công việc phân loại của mình.

Một trong những "công nhân rác" đang bắt đầu công việc phân loại của mình.

Trong tiếng loạt xoạt của các loại phế liệu, cô công nhân nói vui, nghề này giống như trò "chơi đồ hàng", xếp, phân loại rồi bán cho người cần.

Trong tiếng loạt xoạt của các loại phế liệu, cô công nhân nói vui, nghề này giống như trò "chơi đồ hàng", xếp, phân loại rồi bán cho người cần.

Để giải bài toán khó: “mưu sinh” đi đôi với bảo vệ môi trường, ông Nguyễn Đức Nhất (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) cho hay: “Chính quyền đã có hợp đồng vận chuyển và xử lý rác với Công ty cổ phần Công nghệ cao Hòa Bình. Tại nơi tập kết rác thải không thể tái chế, xe của công ty sẽ tiến hành chuyên chở và xử lý với mức giá 700 đồng/kg.

Về mặt tuyên truyền, chính quyền xã cũng giao cán bộ thôn cắt cử người hướng dẫn bà con tập kết rác đúng nơi quy định, thường xuyên tổ chức họp để nhắc nhở các hộ dân. Đặc biệt, lực lượng công an mật phục được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử phạt nặng với trường hợp đổ, đốt trộm rác”.

Nguồn: [Link nguồn]

Tái chế hơn 1 tấn khẩu trang phế liệu bán về miền Tây

Chủ cơ sở khai nhận mua hơn 237.000 chiếc khẩu trang phế liệu (trọng lượng hơn 1 tấn) ở TP HCM với giá 1.500 đồng/kg rồi tái chế, bán tại thị trường miền Tây với giá 8.500...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Linh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN