Chiêm ngưỡng dàn vũ khí bắn hạ B-52 trong “Điện Biên Phủ trên không”

Hàng trăm hiện vật như pháo cao xạ, súng phòng không, tên lửa, máy bay, rada...đã tham gia chiến đấu, bắn hạ máy bay Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng B-52.

Cách đây 50 năm, vào những ngày cuối tháng 12/1972, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược, chủ yếu bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương trên miền Bắc. Chiến thắng này một lần nữa thể hiện khí phách quật cường dân tộc, trở thành một “Điện Biên Phủ trên không” vang dội thế giới. Hiện nay, tại Bảo tàng Chiến thắng B-52 vẫn đang lưu giữ và trưng bày, giới thiệu các hiện vật, hình ảnh, đặc biệt là dàn vũ khí về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

Tên lửa SAM-2 từng được Tiểu đoàn 72 (Trung đoàn 285 tên lửa phòng không) và Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261 tên lửa phòng không) sử dụng trong chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" vào những ngày cuối năm 1972.

Tên lửa SAM-2 từng được Tiểu đoàn 72 (Trung đoàn 285 tên lửa phòng không) và Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261 tên lửa phòng không) sử dụng trong chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" vào những ngày cuối năm 1972.

Chiêm ngưỡng dàn vũ khí bắn hạ B-52 trong “Điện Biên Phủ trên không” - 2

Máy bay MIG-21 (số hiệu 5033) được không quân Việt Nam sử dụng, bắn rơi 3 máy bay F4 của Mỹ vào năm 1972.

Máy bay MIG-21 (số hiệu 5033) được không quân Việt Nam sử dụng, bắn rơi 3 máy bay F4 của Mỹ vào năm 1972.

Tên lửa SAM-2 đầu đạn chứa 195kg thuốc nổ TNT, khi cách mục tiêu 60m, đầu đạn tự kích nổ, được Liên Xô trang bị cho lực lượng phòng không Việt Nam từ đầu năm 1965 và trở thành một trong những vũ khí chủ lực để bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng yếu khác trước B-52 của đế quốc Mỹ.

Tên lửa SAM-2 đầu đạn chứa 195kg thuốc nổ TNT, khi cách mục tiêu 60m, đầu đạn tự kích nổ, được Liên Xô trang bị cho lực lượng phòng không Việt Nam từ đầu năm 1965 và trở thành một trong những vũ khí chủ lực để bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng yếu khác trước B-52 của đế quốc Mỹ.

Chiêm ngưỡng dàn vũ khí bắn hạ B-52 trong “Điện Biên Phủ trên không” - 5

Đài điều khiển tên lửa ABUHA. Trong chiến dịch 12 ngày đêm quyết tử bảo vệ Hà Nội, Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257 tên lửa phòng không) đã sử dụng đài điều khiển này bắn rơi 4 máy bay B52.

Đài điều khiển tên lửa ABUHA. Trong chiến dịch 12 ngày đêm quyết tử bảo vệ Hà Nội, Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257 tên lửa phòng không) đã sử dụng đài điều khiển này bắn rơi 4 máy bay B52.

Pháo cao xạ 100mm KS19 có trọng lượng 8,6 tấn; độ dài khoảng 10m; độ rộng 2,45m

Pháo cao xạ 100mm KS19 có trọng lượng 8,6 tấn; độ dài khoảng 10m; độ rộng 2,45m

Chiêm ngưỡng dàn vũ khí bắn hạ B-52 trong “Điện Biên Phủ trên không” - 8

Pháo cao xạ cỡ lớn 100mm do Liên Xô sản xuất, có khả năng bắn tới độ cao của oanh tạc cơ chiến lược B-52.

Pháo cao xạ cỡ lớn 100mm do Liên Xô sản xuất, có khả năng bắn tới độ cao của oanh tạc cơ chiến lược B-52.

Chiêm ngưỡng dàn vũ khí bắn hạ B-52 trong “Điện Biên Phủ trên không” - 10

Pháo cao xạ 57mm, một trong những khẩu pháo tự vệ khu phố Ba Đình sử dụng chiến đấu bảo vệ vùng trời Hà Nội trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Pháo cao xạ 57mm, một trong những khẩu pháo tự vệ khu phố Ba Đình sử dụng chiến đấu bảo vệ vùng trời Hà Nội trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Pháo cao xạ 37mm do Liên Xô sản xuất, pháo cao xạ có chiều dài 37mm có  620cm; rộng: 178cm; cao: 250cm.

Pháo cao xạ 37mm do Liên Xô sản xuất, pháo cao xạ có chiều dài 37mm có  620cm; rộng: 178cm; cao: 250cm.

Đây cũng là loại vũ khí tự vệ khu phố Ba Đình chiến đấu bảo vệ vùng trời Hà Nội trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của Mỹ

Đây cũng là loại vũ khí tự vệ khu phố Ba Đình chiến đấu bảo vệ vùng trời Hà Nội trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của Mỹ

Súng máy phòng không 14,5 mm  loại 2 nòng (số 130101) do Trung Quốc sản xuất năm 1958. Súng máy phòng không 14,5mm 2 nòng nặng khoảng 750kg, có tốc độ bắn 1.000-2.000 viên đạn/phút, tầm bắn xa nhất là 8.000m, cự ly hiệu quả dưới 1.500m.

Súng máy phòng không 14,5 mm  loại 2 nòng (số 130101) do Trung Quốc sản xuất năm 1958. Súng máy phòng không 14,5mm 2 nòng nặng khoảng 750kg, có tốc độ bắn 1.000-2.000 viên đạn/phút, tầm bắn xa nhất là 8.000m, cự ly hiệu quả dưới 1.500m.

Súng phòng không 4 nòng 14,5mm do tự vệ Nhà máy phân lân Văn Điển sử dụng, tham gia chiến đấu bắn rơi một máy bay F4 của Mỹ ngày 27/6/1972.

Súng phòng không 4 nòng 14,5mm do tự vệ Nhà máy phân lân Văn Điển sử dụng, tham gia chiến đấu bắn rơi một máy bay F4 của Mỹ ngày 27/6/1972.

Súng máy này đã góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” bởi sự kiện: Tự vệ Nhà máy Phân lân Văn Điển bắn rơi 1 máy bay “con ma” F.4 của Không quân Mỹ bằng 24 viên đạn vào hồi 8h55 ngày 27/6/1972.

Súng máy này đã góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” bởi sự kiện: Tự vệ Nhà máy Phân lân Văn Điển bắn rơi 1 máy bay “con ma” F.4 của Không quân Mỹ bằng 24 viên đạn vào hồi 8h55 ngày 27/6/1972.

Tủ điều khiến tên lửa từng được Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257 tên lửa) sử dụng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trong 12 ngày đêm bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Tủ điều khiến tên lửa từng được Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257 tên lửa) sử dụng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trong 12 ngày đêm bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Ra-đa P-35 do Liên Xô sản xuất, hình dạng vòng, có thể phát hiện mục tiêu từ xa và thông báo các trận địa tên lửa phòng không, không quân để kịp thời theo dõi đường bay của máy bay địch, từ đó chỉ huy đề ra phương án đánh địch một cách chính xác và kịp thời.

Ra-đa P-35 do Liên Xô sản xuất, hình dạng vòng, có thể phát hiện mục tiêu từ xa và thông báo các trận địa tên lửa phòng không, không quân để kịp thời theo dõi đường bay của máy bay địch, từ đó chỉ huy đề ra phương án đánh địch một cách chính xác và kịp thời.

Đại đội 45 Ra-đa anh hùng đã liên tục lập công, đặc biệt, đêm 18/12/1972, là đơn vị phát hiện B-52 đầu tiên bay vào Hà Nội, kịp thời thông báo Sở chỉ huy và các trận địa phòng không sẵn sàng chiến đấu trận mở màn.

Đại đội 45 Ra-đa anh hùng đã liên tục lập công, đặc biệt, đêm 18/12/1972, là đơn vị phát hiện B-52 đầu tiên bay vào Hà Nội, kịp thời thông báo Sở chỉ huy và các trận địa phòng không sẵn sàng chiến đấu trận mở màn.

Xác máy bay B-52 bị bắn hạ được trưng bày tại Bảo tàng.

Xác máy bay B-52 bị bắn hạ được trưng bày tại Bảo tàng.

Một số loại bom không quân Mỹ sử dụng trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam từ 1964-1972.

Một số loại bom không quân Mỹ sử dụng trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam từ 1964-1972.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN