Chiêm ngưỡng cung điện độc đáo, nguy nga trong Đại nội Huế sắp hoàn thành trùng tu

Sự kiện: 24h vạn dặm

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích điện Kiến Trung - một trong 5 công trình di tích quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm thành - Đại nội Huế dưới triều Nguyễn, dự kiến hoàn thành trùng tu vào cuối năm 2023.

Điện Kiến Trung là một trong 5 công trình độc đáo và quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm thành - Đại nội Huế, cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái dưới triều nhà Nguyễn. Ảnh: Ngọc Văn.

Điện Kiến Trung là một trong 5 công trình độc đáo và quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm thành - Đại nội Huế, cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái dưới triều nhà Nguyễn. Ảnh: Ngọc Văn.

Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Ảnh tư liệu.

Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Ảnh tư liệu.

Công trình được xây dựng trong giai đoạn 1921-1923 dưới thời vua Khải Định. Đến năm 1932, vua Bảo Đại cho cải tạo lại nội thất của ngôi điện và lắp đặt thêm nhiều tiện nghi của phương Tây. Năm 1947, do chiến tranh tàn phá, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn , chỉ còn nền móng. Ảnh tư liệu.

Công trình được xây dựng trong giai đoạn 1921-1923 dưới thời vua Khải Định. Đến năm 1932, vua Bảo Đại cho cải tạo lại nội thất của ngôi điện và lắp đặt thêm nhiều tiện nghi của phương Tây. Năm 1947, do chiến tranh tàn phá, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn , chỉ còn nền móng. Ảnh tư liệu.

Năm 2019, Dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi điện Kiến Trung được khởi công, với tổng kinh phí thực hiện gần 124 tỷ đồng (tương đương 5,5 triệu USD) tập trung vào các hạng mục trùng tu, tôn tạo công trình trong khuôn viên di tích ngôi điện như tường bao nền, hệ thống lan can, tu bổ lầu Kiến Trung, sân Tiền Viên và Hậu Viên, cùng các công trình nhỏ xung quanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh… Ảnh: Ngọc Văn.

Năm 2019, Dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi điện Kiến Trung được khởi công, với tổng kinh phí thực hiện gần 124 tỷ đồng (tương đương 5,5 triệu USD) tập trung vào các hạng mục trùng tu, tôn tạo công trình trong khuôn viên di tích ngôi điện như tường bao nền, hệ thống lan can, tu bổ lầu Kiến Trung, sân Tiền Viên và Hậu Viên, cùng các công trình nhỏ xung quanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh… Ảnh: Ngọc Văn.

Đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính, phần ngoại thất. Đội ngũ thi công đang tiến hành hoàn thiện và trang trí nội thất, đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án. Ảnh: L.H.N.

Đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính, phần ngoại thất. Đội ngũ thi công đang tiến hành hoàn thiện và trang trí nội thất, đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án. Ảnh: L.H.N.

Theo các chuyên gia về kiến trúc, điện Kiến Trung là công trình có nghệ thuật kiến trúc độc đáo và đặc sắc với đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu. Ảnh: Ngọc Văn.

Theo các chuyên gia về kiến trúc, điện Kiến Trung là công trình có nghệ thuật kiến trúc độc đáo và đặc sắc với đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu. Ảnh: Ngọc Văn.

Mặt ngoài phần lầu phía trên. Ảnh: Ngọc Văn.

Mặt ngoài phần lầu phía trên. Ảnh: Ngọc Văn.

Trên hình khối bố cục đậm chất Âu châu, điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng. Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt Nam sáng tạo. Ảnh: Ngọc Văn.

Trên hình khối bố cục đậm chất Âu châu, điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng. Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt Nam sáng tạo. Ảnh: Ngọc Văn.

Những chi tiết trang trí độc đáo, tinh xảo. Ảnh: Ngọc Văn.

Những chi tiết trang trí độc đáo, tinh xảo. Ảnh: Ngọc Văn.

Một góc bên phải phía trên ngôi điện. Ảnh: Ngọc Văn.

Một góc bên phải phía trên ngôi điện. Ảnh: Ngọc Văn.

Trang trí hình rồng độc đáo trên đỉnh ngôi điện. Ảnh: Ngọc Văn.

Trang trí hình rồng độc đáo trên đỉnh ngôi điện. Ảnh: Ngọc Văn.

Công tác thi công bước vào giai đoạn hoàn thiện sau cuối. Ảnh: Ngọc Văn.

Công tác thi công bước vào giai đoạn hoàn thiện sau cuối. Ảnh: Ngọc Văn.

Phía trước một căn phòng bên trong ngôi điện. Ảnh: L.H.N.

Phía trước một căn phòng bên trong ngôi điện. Ảnh: L.H.N.

Phối cảnh ngôi điện sau khi hoàn thiện.

Phối cảnh ngôi điện sau khi hoàn thiện.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích điện Kiến Trung dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023. Qua đó, mở ra điểm đến thú vị và hấp dẫn cho du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế. Ảnh: Ngọc Văn.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích điện Kiến Trung dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023. Qua đó, mở ra điểm đến thú vị và hấp dẫn cho du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế. Ảnh: Ngọc Văn.

Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau khi công trình hoàn thành trùng tu, Trung tâm sẽ triển khai công tác trưng bày hiện vật, tổ chức các không gian triển lãm mỹ thuật, không gian trưng bày và trải nghiệm với ứng dụng sản phẩm công nghệ hiện đại, tạo điểm nhấn về sản phẩm văn hóa phục vụ du khách. Ảnh: Ngọc Văn.

Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau khi công trình hoàn thành trùng tu, Trung tâm sẽ triển khai công tác trưng bày hiện vật, tổ chức các không gian triển lãm mỹ thuật, không gian trưng bày và trải nghiệm với ứng dụng sản phẩm công nghệ hiện đại, tạo điểm nhấn về sản phẩm văn hóa phục vụ du khách. Ảnh: Ngọc Văn.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh loạt công trình cổ ở Hà Nội có thể được ”đại trùng tu”

Bên cạnh các biệt thự Pháp cổ, Hà Nội sẽ tiến hành kiểm định, đánh giá tình trạng 8 công trình kiến trúc khác được xây dựng trước năm 1954 để có kế hoạch bảo tồn,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN