Cây cầu 2 tầng độc nhất trên sông Hồng chính thức thông xe sau cuộc “đại phẫu”

Sự kiện: Thời sự

Sau thời gian sửa chữa, cầu Thăng Long (cây cầu 2 tầng độc nhất bắc qua sông Hồng) đã thông xe vào sáng nay.

Lễ thông xe dự án sửa chữa cầu Thăng Long (cây cầu 2 tầng độc nhất bắc qua sông Hồng) sau hơn 5 tháng sửa chữa

Lễ thông xe dự án sửa chữa cầu Thăng Long (cây cầu 2 tầng độc nhất bắc qua sông Hồng) sau hơn 5 tháng sửa chữa

Sáng 7/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ thông xe cầu Thăng Long (cây cầu 2 tầng độc nhất bắc qua sông Hồng) sau hơn 5 tháng sửa chữa.

Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh.

Việc hoàn thành việc sửa chữa, cầu Thăng Long sẽ khớp nối đồng bộ với tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, tạo thành trục giao thông xuyên suốt kết nối trung tâm TP đến sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận.

Phát biểu tại lễ thông xe, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, cầu Thăng Long là tuyến đường giao thông huyết mạnh nối Thủ đô Hà Nội với sân bay nội bài và các tỉnh phía Bắc.

“Việc sửa chữa cầu Thăng Long là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư dự án, đảm bảo đồng bộ lưu thông thông suốt, đảm bảo lưu thông trên tuyến vành đai 3, giảm tải cho cầu Nhật Tân và ùn tắc giao thông TP Hà Nội trên tuyến cửa ngõ của TP”, ông Chu Ngọc Anh nói.

Ông Chu Ngọc Anh đề nghị, Sở GTVT, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, các quận huyện… tiếp tục phối hợp với các ban ngành liên quan trong tổ chức khai thác dự án, kiểm soát tải trọng xe, để đảm bảo an toàn hiệu quả, nâng cao tuổi thọ của công trình.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá đây là dự án rất quan trọng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá đây là dự án rất quan trọng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá đây là dự án rất quan trọng, được hoàn thành vào đầu năm mới 2021. Việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó có hạ tầng giao thông và các đô thị lớn là một trong những đột phá chiến lược đưa nước ta trở thành một nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cầu Thăng Long là cây cầu thứ hai được xây dựng qua sông Hồng, sau cầu Long Biên. Đây là cây cầu có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trong những năm cuối của thế kỷ 20.

Cây cầu không chỉ kết nối phía bắc với Thủ đô Hà Nội mà còn kết nối phía Bắc với phía Nam của đất nước, đi qua một con sông. Cầu được Trung Quốc và Liên Xô giúp đỡ Việt Nam xây dựng, được hoàn thành năm 1985 và đưa vào khai thác sử dụng, trở thành biểu tượng hiện đại nhất thời kỳ đó. Cầu được xây dựng xong đã góp phần rất lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực, các tỉnh liên quan của nước ta.

Cây cầu 2 tầng độc nhất trên sông Hồng chính thức thông xe sau cuộc “đại phẫu” - 3

Dự án sửa chữa cầu Thăng Long lần này có tổng kinh phí 270 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư sửa chữa được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được khởi công xây dựng vào ngày 26/11/1974 và hoàn thành vào tháng 9/5/1985. Cầu vượt sông dài 1.680m, gồm 15 nhịp giàn thép, tạo thành năm liên dầm liên tục, mỗi liên có độ dài 112m/nhịp. Thời điểm hoàn thành, Thăng Long là cây cầu quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á.

Cầu gồm hai tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ. Sau hơn 35 năm đưa vào khai thác, trải qua hai lần sửa chữa (2009 và 2013), mặt cầu Thăng Long đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông của người và phương tiện lưu thông qua cây cầu này.

Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ thông xe dự án sửa chữa cầu Thăng Long:

Cầu Thăng Long kết nối Hà Nội với sân bay Nội Bài và tuyến đường vành đai 3

Cầu Thăng Long kết nối Hà Nội với sân bay Nội Bài và tuyến đường vành đai 3

Cây cầu 2 tầng độc nhất trên sông Hồng chính thức thông xe sau cuộc “đại phẫu” - 5

Các phương tiện được phép lưu thông với tốc độ 80km/h. Đến 10h ngày 7/1, các phương tiện có thể di chuyển bình thường qua cầu

Các phương tiện được phép lưu thông với tốc độ 80km/h. Đến 10h ngày 7/1, các phương tiện có thể di chuyển bình thường qua cầu

Cây cầu 2 tầng độc nhất trên sông Hồng chính thức thông xe sau cuộc “đại phẫu” - 7

Cây cầu 2 tầng độc nhất trên sông Hồng chính thức thông xe sau cuộc “đại phẫu” - 8

Toàn bộ mặt cầu Thăng Long đã được sơn mới

Toàn bộ mặt cầu Thăng Long đã được sơn mới

Mặt cầu Thăng Long được trải thảm nhựa lớp nhựa dày 5cm, phía dưới lớp nhựa là lớp bê tông siêu dính dày 10cm và 1 lớp đinh được hàn vào lưới thép

Mặt cầu Thăng Long được trải thảm nhựa lớp nhựa dày 5cm, phía dưới lớp nhựa là lớp bê tông siêu dính dày 10cm và 1 lớp đinh được hàn vào lưới thép

Cây cầu 2 tầng độc nhất trên sông Hồng chính thức thông xe sau cuộc “đại phẫu” - 11

Cây cầu 2 tầng độc nhất trên sông Hồng chính thức thông xe sau cuộc “đại phẫu” - 12

Hệ thống lan can và phản quang được sơn mới

Hệ thống lan can và phản quang được sơn mới

Lề bộ hành cũng được sửa chữa và trải thảm nhựa mới

Lề bộ hành cũng được sửa chữa và trải thảm nhựa mới

Toàn bộ mặt cầu Thăng Long đã được sơn mới

Các công nhân đã bắn gần 1,5 triệu chiếc đinh 50mm hàn vào bản mặt cầu, sau đó lắp lưới thép và trải thảm nhựa

Cầu Thăng Long góp phần rất lớn để thúc đẩy kinh tế - xã hội của Hà Nội và các tỉnh

Cầu Thăng Long góp phần rất lớn để thúc đẩy kinh tế - xã hội của Hà Nội và các tỉnh

Nguồn: [Link nguồn]

”Thay áo mới”, cây cầu ai cũng muốn qua lúc trời nắng mưa trông như thế nào?

Sau 6 tháng sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội), các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An – Hoàn Như ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN