BV Bạch Mai thông tin về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy kho nhà máy Rạng Đông

Liên quan đến lo ngại về nhiễm độc sau vụ cháy ở Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông (phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), chiều ngày 30/8, BV Bạch Mai đã có buổi gặp mặt báo chí để thông tin về những nguy cơ này.

Người dân đến khám vì có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi

Người dân đến khám vì có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi

Trước đó, trong buổi sáng, một số phóng viên tham gia tác nghiệp trong vụ cháy có triệu chứng buồn nôn, đau đầu đã đến Trung tâm Chống độc của bệnh viện này khám, xét nghiệm.

Chủ trì buổi họp là bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai. 

BS Nguyên cho hay, trong hôm nay, 30/8, đã có 10 phóng viên đến kiểm tra, 2 người dân cũng đi khám vì có đứng gần vụ cháy, tham gia chống cháy.

Tất cả các bệnh nhân với tinh thần chủ động, kiểm tra là chính, các bệnh nhân có dấu hiệu chung là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi là chính, không có dấu hiệu đặc biệt.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên chủ trì buổi gặp mặt báo chí

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên chủ trì buổi gặp mặt báo chí

Bước đầu khám lâm sàng cho kết quả bình thường. Các xét nghiệm ngộ độc thuỷ ngân vẫn đang được tiến hành, chờ kết quả xét nghiệm và tính toán nguy cơ. Xét nghiệm này tiến hành mất thời gian. Dự kiến tối nay sẽ có kết quả.

Chiều cùng ngày, những người ảnh hưởng nhất là lính cứu hoả, công nhân cứu hoả, người dân tham gia trực tiếp cứu hoả cũng đã đến bệnh viện để khám và lấy máy làm xét nghiệm.

Cảnh sát PCCC tham gia cứu hỏa đến khám tại BV Bạch Mai chiều 30/8

Cảnh sát PCCC tham gia cứu hỏa đến khám tại BV Bạch Mai chiều 30/8

Trước câu hỏi về nguy cơ ảnh hưởng từ vụ cháy nhà kho của Công ty Rạng Đông đến sức khỏe người dân cụ thể như thế nào?, bác sĩ Nguyên cho biết, trong các vụ cháy thông thường, người tiếp xúc gần với vụ cháy thường có các nguy cơ: hít phải hơi nóng, có thể gây bỏng hô hấp, có thể hít phải khói độc bởi trong đám khói có thể chứa nhiều chất gây ngộ độc…

Riêng với vụ cháy tại Công ty Rạng Đông, hiện nay vấn đề mà nhiều người đang lo ngại là nhiễm độc thủy ngân, bác sĩ Nguyên khẳng định, hiện tất cả lo lắng này mới chỉ là phán đoán, là nghĩ đến để theo dõi.

“Muốn xác định rõ hơn, cơ quan chức năng sẽ có những đánh giá, quan trắc về môi trường, nguồn nước… khi đó mới có thể đánh giá được chính thức”, BS Nguyên cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo BS Nguyên, qua phân tích, trong sản xuất bóng đèn huỳnh quang có sử dụng một lượng thủy ngân nhất định. Bình thường nguy cơ gây nhiễm độc thủy ngân từ bóng đèn rất thấp, kể cả khi bóng đèn vỡ ra. Tuy vậy, trong điều kiện nhiệt độ nóng của vụ cháy, thủy ngân có thể bốc hơi vào không khí, hít vào rất nguy hiểm.

Việc người dân sống xung quanh khu vực xảy ra đám cháy hoặc hít phải khí độc của đám cháy có bị ngộ độc thủy ngân hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là nồng độ thủy ngân bị nhiễm độc; thời gian tiếp xúc với khí độc; hay các yếu tố khác như người ở gần khu vực đám cháy nhưng thuận chiều gió hay xuôi chiều gió; độ tuổi của nạn nhân; hoạt động tiếp cận vụ cháy của nạn nhân…

“Vì thế chúng ta không thể khẳng định được tất cả những người sống trong khu vực xảy ra đám cháy đều nhiễm độc, nguy cơ cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố” – bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, liên quan đến vụ cháy tại Công ty Rạng Đông, những người có nguy cơ cao, cần đi kiểm tra sức khỏe là: những người trực tiếp tham gia trong thời điểm xảy ra đám cháy như  công nhân nhà máy, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, nhà báo tiếp xúc với đám cháy…

Ngoài ra, những người sống gần khu vực xảy ra cháy có biểu hiện như đau ngực, nôn, tiêu chảy, hoặc các triệu chứng đáng kể khác.

Những người ở khoảng cách xa vụ cháy, thì nguy cơ thấp hơn. Vì thế, không nhất thiết phải đổ xô đi khám, xét nghiệm gây quá tải bệnh viện và tốn kém cho chính người dân.

Sở Y tế kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm nước và thực phẩm quanh khu vực cháy

Ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình khuyến nghị người dân không tiêu thụ các loại rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn... trong bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày. Các loại rau, trái cây tự trồng trong bán kính 500 m cần được tiêu huỷ đồng thời sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 1 đến 10 ngày.

Tuy nhiên, theo UBND quận Thanh Xuân, sáng nay (30/8), Chủ tịch UBND phường Hạ Đình đã ký quyết định thu hồi văn bản với lý do "không đúng thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở".

Quận Thanh Xuân khẳng định sẽ chủ động cập nhật kịp thời khi có đủ thông tin chính xác.

Cũng liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết sau khi đám cháy xảy ra, Sở đã có chỉ đạo Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân phối hợp với cơ quan công an để kịp thời công tác cứu chữa. Khi cơ quan công an kết thúc điều tra nguyên nhân thì yêu cầu thu dọn các phế liệu sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh sau đó phun thuốc.

Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm nước và thực phẩm quanh khu vực cháy của Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.

Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân khẳng định, đến nay, đơn vị chưa ghi nhận trường hợp người dân bị ảnh hưởng từ thủy ngân và chưa thấy ai nhập viện hay gặp tình huống nguy hiểm.

Cháy nhà kho Rạng Đông: “Gia đình tôi phải di tản vì mùi nồng nặc, khó thở”

2 ngày sau đám cháy nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, mùi khét nồng nặng vẫn bốc lên. Người dân ở sát nhà máy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu – Hoàn Như ([Tên nguồn])
Cháy nhà xưởng Rạng Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN