“BOT có 1 không 2” ở Yên Bái: Cán bộ xã qua cầu trả tiền gấp đôi

Sự kiện: Yên Bái

Cây cầu tre thô sơ bắc qua suối được cắm biển thu tiền, miễn phí cho học sinh, cán bộ xã trả gấp đôi.

“BOT có 1 không 2” ở Yên Bái: Cán bộ xã qua cầu trả tiền gấp đôi - 1

"Trạm BOT có 1 không 2" ở Yên Bái

Ngày 16/9, hình ảnh cây cầu tre, phên nứa thô sơ, dài khoảng 10 mét bắc qua con suối nhỏ gây xôn xao dư luận với tấm biển để: "Lệ phí qua cầu: 5.000 đồng/người, xe. Học sinh không mất tiền, cán bộ xã sẽ mất 10.000 đồng khi đi qua, nếu không muốn mất tiền thì xuống lội suối".

Bức ảnh nhận được hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ trên các trang mạng xã hội lớn. Một số người gọi đây là "BOT kiểu mới, BOT có 1 không 2".

Theo anh H.Q.H người chụp những bức ảnh này, đầu tháng 8/2017, lũ đã cuốn trôi một cây cầu độc đạo tại thôn Co Cọi, xã Sơn A, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Sau hơn một tháng, cơ quan chức năng chưa thể khắc phục hậu quả, khiến việc đi lại của người dân địa phương gặp khó khăn.

Người dân địa phương đã làm một cây cầu tạm và đặt biển báo với nội dung như trên.

"Người dân đã chờ đợi nhưng không thấy cơ quan chức năng khắc phục, dựng cầu mới. Người già, trẻ nhỏ phải lội suối đi lại, nên người dân phải tự dựng cây cầu tạm" anh H cho hay.

“BOT có 1 không 2” ở Yên Bái: Cán bộ xã qua cầu trả tiền gấp đôi - 2

Trước khi có cầu tạm, người dân phải lội suối. (Ảnh: H.Q.H)

Chiều cùng ngày, trao đổi với PV, ông Sầm Minh Tuấn, Chủ tịch xã Sơn A, huyện Văn Chấn (Yên Bái) xác nhận sự việc trên.

Ông Tuấn cho biết, đây là khu vực đập tràn đã được xây dựng từ lâu, bị lũ cuốn trôi.

“Cây cầu do người dân tự dựng, nhưng trường hợp mưa lũ đột xuất thì rất nguy hiểm. UBND xã không cho làm, một số hộ dân tự chặt tre làm cầu, rồi dựng biển thu tiền. Chúng tôi đã làm việc với các hộ dân dựng cầu và vận động bà con tháo biển”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, những bức ảnh trên được chụp cách đây nửa tháng, hiện biển thu tiền đã được dỡ bỏ.

Trả lời về việc tấm biển thu tiền cán bộ xã gấp đôi, ông Tuấn nói: “Mặc dù ngầm trần đã bị lũ cuốn đi, nhưng vẫn có đường đi tránh, cầu to ở bên dưới. Khó khăn là khó khăn chung. Tuyến đường bà con bắc cầu tre đi lại đã nằm trong dự án. Tỉnh sẽ đầu tư làm đường lớn, không làm đường nhỏ cho nên chậm. Thời gian tới sẽ làm đường lớn hơn đi vào thôn”.

Chủ tịch xã Sơn A cho biết, trường hợp cớ lũ lớn xã sẽ cử người xuống cấm người dân qua lại, đề phòng trường hợp nguy hiểm. Vì cây cầu tự dựng rất thô sơ.

Thót tim cảnh học sinh đến trường qua cầu treo rộng bằng gang tay

Cây cầu treo trơ khung sắt và lối đi chỉ rộng chừng gang tay nhưng hàng trăm HS vẫn liều mình vượt qua để đến trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lưu Nguyễn ([Tên nguồn])
Yên Bái Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN