Bộ GTVT lên tiếng về trách nhiệm dự án “tai tiếng” Cát Linh – Hà Đông

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đang rà soát, xem xét xử lý trách nhiệm các bên liên quan tới Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) chậm tiến độ, đội vốn.

Bộ GTVT đang rà soát để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan tới dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Bộ GTVT đang rà soát để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan tới dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Chiều 27/9, tại buổi Họp báo Bộ GTVT, các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi liên quan tới tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đặc biệt về xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, dự án trải qua thời gian dài, nhiều bên liên quan. Ban đầu dự án do Cục Đường sắt làm đại diện chủ đầu tư, sau đó chuyển sang Ban quản lý dự án đường sắt.

“Hiện Bộ GTVT đang rà soát, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan, khi nào có sẽ công bố”, ông Đông nói, và cho biết, với kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Bộ GTVT đang nỗ lực thực hiện nghiêm.

Về 1% còn lại của Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là những việc gì, ông Đông cho biết, phần này chủ yếu là chỉnh trang mỹ quan và hoàn thiện thủ tục.

Cụ thể, dự án còn một số việc chưa hoàn thành gồm: Chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục tồn tại kiến trúc các nhà ga, khu depot, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn toàn, thủ tục nghiệm thu.

Các thiết bị đã lắp đặt của Tổng thầu (Cty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) chưa cung cấp được đầy đủ chứng chỉ, hồ sơ… để hoàn tất đánh giá an toàn hệ thống.

Chưa hoàn thành đề cương vận hành thử toàn hệ thống để cho tất cả các đoàn tàu chạy thử (thông tin tín hiệu, hệ thống bán vé…), để đồng bộ hoá làm cơ sở kiểm chứng hoạt động thiết bị và đánh giá độ sẵn sàng của hệ thống, nhân sự vận hành.

Tổng thầu chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ quản lý chất lượng nên Tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống (Cty Tư vấn ACT của Pháp) chưa có đủ cơ sở xác định mức độ an toàn để cấp chứng nhận cho hệ thống.

Theo ông Đông, những công việc đó khối lượng xây lắp không nhiều, nhưng luôn gắn với hoàn thiện và thiết bị. Trong đó, tồn tại và chậm lớn nhất là tập hợp hồ sơ đi kèm theo thiết bị, linh kiện từ xuất xứ, tới lắp đặt của Tổng thầu. Chỉ khi nào tất cả mọi công việc xong mới được chạy tích hợp các đoàn tàu như khai thác thương mại, từ bán vé, dừng đỗ ga, số chuyến tàu… trong thời gian 20 ngày.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ GTVT cho hay, Bộ đã làm việc với Tổng thầu, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để đôn đốc các công việc còn tồn đọng. Tuy nhiên, quá trình làm việc giữa Bộ GTVT, Ban quản lý dự án và Tổng thầu chưa mang tới hiệu quả, đặc biệt trong công tác lập hồ sơ của Tổng thầu chưa đáp ứng yêu cầu.

Dự án 'rùa bò' Cát Linh – Hà Đông: Hiện đại, sao mỗi km cần 50 người vận hành?

Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đã 8 lần lỡ hẹn về đích và hiện chưa biết ngày nào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Đường sắt trên cao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN