Bộ Công an bắt thêm 1 giám đốc vụ ‘chuyến bay giải cứu’

Sự kiện: Tin nóng

Bộ Công an vừa bắt tạm giam thêm một giám đốc về tội đưa hối lộ, trong vụ án liên quan đến các “chuyến bay giải cứu”.

Tối 28-10, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Giám đốc Công ty TNHH cung ứng nhân lực và thương mại Quốc tế Sao Việt bị bắt về tội "Đưa hối lộ" Căn cứ kết quả điều tra, công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Hồng Hà (50 tuổi, giám đốc Công ty TNHH cung ứng nhân lực và thương mại Quốc tế Sao Việt) về tội đưa hối lộ, quy định theo Điều 364 BLHS

Theo Tướng Xô, sau khi VKSND tối cao phê chuẩn, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã thực hiện tống đạt các quyết định và lệnh nêu trên theo quy định. Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.

Một số bị can đã bị khởi tố trong vụ án. Ảnh: CACC

Một số bị can đã bị khởi tố trong vụ án. Ảnh: CACC

Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, tính đến nay, cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam hơn 20 bị can. Những người này gồm các lãnh đạo, cán bộ thuộc Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và giám đốc một số doanh nghiệp.

Trong đó, người giữ chức vụ cao nhất tại thời điểm bị khởi tố là ông Tô Anh Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó Thủ thủ tướng thường trực…

Mới đây nhất, hai cựu cán bộ ngoại giao bị bắt gồm Nguyễn Hồng Hà (nguyên cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản) và Nguyễn Lê Ngọc Anh (nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia).

Cuối năm 2021, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, Việt Nam thực hiện các chuyến bay “giải cứu” công dân từ vùng dịch trở về quê hương.

Theo thời gian, số lượng chuyến bay “giải cứu” tăng dần, đồng thời cũng xuất hiện nhiều phản ánh về việc giá vé quá cao, thủ tục lại rườm rà, nhiều người dù rất mong muốn được trở về Việt Nam nhưng vì không đủ khả năng tài chính nên đành chấp nhận ở lại vùng dịch để chờ đợi thêm.

Tháng 1-2022, sau nhiều ngày vào cuộc xác minh, Bộ Công an “cất lưới”. Mở đầu cho vụ án tiêu cực gây chấn động dư luận, cơ quan điều tra khởi tố bốn bị can tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cùng về tội nhận hối lộ.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, kết quả điều tra ban đầu xác định có tới gần 2.000 chuyến bay “giải cứu”. Có chuyến bay sau khi trừ các chi phí số tiền “bỏ túi” lên đến vài tỉ đồng.

Đặc biệt, vụ án xảy ra trong thời gian dài. Các bị can đối phó rất quyết liệt khiến cơ quan điều tra tương đối tốn thời gian trong công tác điều tra, xác minh vụ việc.

Tại cuộc họp báo hồi đầu tháng 7-2022, lãnh đạo cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết các bị can trong vụ án đã đưa, nhận hối lộ hàng chục tỉ đồng và hàng trăm ngàn USD. Tuy nhiên, con số đưa và nhận cụ thể bao nhiêu thì phải chờ kết quả điều tra chính thức.

Nguồn: [Link nguồn]

10 quận, huyện có chưa đầy 24h để chuẩn bị tài liệu liên quan ”chuyến bay giải cứu”

10 quận, huyện ở Hà Nội chỉ có chưa đầy 24 giờ để cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ án các "chuyến bay giải cứu".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyến Phan ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN