Bí ẩn chiếc đồng hồ đá 100 tuổi xem giờ bằng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam

Chiếc đồng hồ đá hơn 100 năm tuổi tại TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) là chiếc đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện di tích này đang bị hư hỏng nặng.

Không có máy móc hay được làm bằng một thứ kim loại nào, chỉ được làm bằng gạch và xi – măng, nhưng khi nhìn vào chúng ta vẫn có thể biết giờ, đó chính là chiếc đồng hồ Thái Dương hay còn gọi là đồng hồ đá, với tuổi đời hơn 100 năm tại TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu).

Khu di tích lịch sử - văn hóa Đồng hồ đá tại TP.Bạc Liêu. Ảnh: Chúc Ly.

Khu di tích lịch sử - văn hóa Đồng hồ đá tại TP.Bạc Liêu. Ảnh: Chúc Ly.

Đây cũng được xem là chiếc đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam, nhưng hiện nay công trình này đã bị hư hỏng nặng. Khi quan sát bằng mắt thường, nhiều người có lẽ khó nhận ra chiếc đồng hồ đá này chính là di tích lịch sử văn hóa.

Với giá trị lịch sử, vào năm 2006, UBND tỉnh Bạc Liêu đã công nhận đồng hồ là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Trước đây, chiếc đồng hồ đá nằm trong dinh tỉnh trưởng. Hiện nay, khu di tích đồng hồ đá nằm đối diện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu.

Bí ẩn chiếc đồng hồ đá 100 tuổi xem giờ bằng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam - 2

Chiếc đồng hồ đá tại Bạc Liêu là chiếc đồng hồ xem giờ bằng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam. Ảnh: Chúc Ly.

Chiếc đồng hồ đá tại Bạc Liêu là chiếc đồng hồ xem giờ bằng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam. Ảnh: Chúc Ly.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chiếc đồng hồ đá tại khu di tích có chiều cao khoảng 60cm. Chiếc đồng hồ bao gồm một trụ hình chữ nhật ở giữa nhô ra và hai bên hai mảng hình vuông màu nâu sậm, trên đó mỗi bên kẻ 6 chữ số La Mã từ 1-6 và từ 7-12. Xung quanh đồng hồ được lót gạch để tạo mỹ quan cho khu di tích.

Buổi sáng, ánh mặt trời chiếu thẳng vào đồng hồ. Nhờ vào trụ hình chữ nhật ở giữa nhô ra tạo thành một vệt đen hiện trên mảng hình vuông kế bên. Vệt đen dừng ở vị trí nào là số giờ của thời điểm đó. Sai số của đồng hồ đá so với các loại đồng hồ hiện nay chỉ khoảng 5 phút.

Bảng ghi thông tin về chiếc đồng hồ đá tại khu di tích. Ảnh: Chúc Ly.

Bảng ghi thông tin về chiếc đồng hồ đá tại khu di tích. Ảnh: Chúc Ly.

Theo ghi nhận của phóng viên, bề mặt của chiếc đồng hồ hiện có nhiều vết bong tróc, không còn nhận biết vạch phân chia các số La Mã.

Trước đây, toàn đồng hồ được bao bọc bởi những lớp kính và gần như giữ được nguyên vẹn chữ số. Hiện tại, lớp kính đã không còn và thời gian gần đây di tích đang bị xuống cấp trầm trọng.

Bí ẩn chiếc đồng hồ đá 100 tuổi xem giờ bằng mặt trời duy nhất còn sót lại ở Việt Nam - 5

Theo thời gian, chiếc đồng hồ đá hiện đang bị hư hỏng nặng. Ảnh: Chúc Ly.

Theo thời gian, chiếc đồng hồ đá hiện đang bị hư hỏng nặng. Ảnh: Chúc Ly.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Đỗ Ái Lam – Phó Chủ tịch UBND TP.Bạc Liêu, cho biết: Thành phố đã nắm được tình hình về di tích đồng hồ Thái Dương (đồng hồ đá) đang bị xuống cấp; hiện nay mặt đồng hồ cũng đã hư hỏng. Từ đó, đơn vị cũng thống nhất trùng tu, sửa chữa lại.

"Đến nay, thành phố đã giao Phòng Văn hóa và thông tin TP.Bạc Liêu phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Sở Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch. Các đơn vị đang làm quy trình để nhanh chóng tiến hành sửa chữa trong thời gian sớm nhất. Do đây cũng là di tích việc trùng tu cũng khó và trải qua nhiều công đoạn", bà Lam cho biết thêm.

Đồng hồ đá được ông Lưu Văn Lang, sinh năm 1880 tại Sa Đéc (nay thuộc Đồng Tháp), vốn là 1 kỹ sư ngành Công Chánh đầu tiên của Nam Bộ xây dựng đầu thế kỉ XIX. Dù chỉ được làm bằng gạch và xi – măng nhưng nhìn vào đó vẫn có thể biết chính xác giờ. Đồng hồ đá là một di tích lịch sử - văn hóa rất độc đáo, cần phải bảo tồn, giữ gìn. 

Nguồn: [Link nguồn]

Số phận ”hẩm hiu” của chiếc đồng hồ khổng lồ bị ”bỏ quên” bên hồ Hoàn Kiếm

Chiếc đồng hồ hoa là món quà của thị trưởng thành phố Bern (Thụy Sỹ) tặng Thủ đô Hà Nội mừng dịp Đại lễ 1.000...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Chúc Ly ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN