Báo Mỹ: Hàng không mẫu hạm Ấn Độ vượt mặt TQ

Một tạp chí của Mỹ mới đây nhận định khí tài quân sự Ấn Độ đang phát triển mạnh, đi đầu châu Á về hàng không mẫu hạm, vượt qua cả đối thủ lớn trong khu vực là Trung Quốc.

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 20/5/2013 trích nội dung bài viết trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc hiện đang là quốc gia số một về trang bị và nâng cấp hàng không mẫu hạm, ở châu Á gần đây tiếp tục xuất hiện một quốc gia khác đang tăng cường và nâng cấp ngày một mạnh mẽ về hàng không mẫu hạm cũng như khí tài phòng không - Ấn Độ. Dấu hiệu thấy rõ nhất là việc Ấn Độ đã nhập hàng loạt “máy bay mẫu hạm” gồm 16 MiG -29K cùng 4 MiG-29KUB do Nga chế tạo.

Báo Mỹ: Hàng không mẫu hạm Ấn Độ vượt mặt TQ - 1

Hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya rời cảng Severodvinsk để chạy thử hôm 8/6/2012. Ảnh. Sevmash

MiG -29K là phiên bản cải tiến từ máy bay chiến đấu MiG -29K của Liên Xô những năm 1980, được thiết kế dựa theo mẫu chiến đấu cơ F-15s và F-16s của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chuyên sử dụng cho tàu sân bay mẫu hạm. Vận tốc bay của MiG-29K được cho là nhanh hơn cả mẫu Sea Harrier những năm 1980, và hơn hẳn Sea Harrie ở khả năng hạ cánh trên boong tàu theo chiều thẳng đứng. Ngoài ra, mức trọng tải đạn dược cũng lớn hơn, có thể mang được nhiều vũ khí, khí tài hơn để có thể bắn hạ máy bay và tàu của đối phương trong trường hợp có giao chiến.

Việc trang bị máy bay mẫu hạm MiG-29K của phía Ấn Độ là nhằm áp dụng cho hàng không mẫu hạm mới nhất của Ấn Độ với tên gọi Đô đốc Gorshkov (phía Ấn Độ đã đổi tên thành INS Vikramaditya) do Ấn Độ hợp đồng mua từ Nga vào năm 2004 với giá ban đầu là 1,5 tỷ USD, nhưng sau đó đã tăng lên 2,3 tỷ USD do giá nguyên vật liệu tăng cao. Hàng không mẫu hạm này sau khi Nga cải tiến được đánh giá là hơn hẳn so với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc. Dự kiến Nga sẽ trao Vikramaditya cho Ấn Độ trong năm nay.

Báo Mỹ: Hàng không mẫu hạm Ấn Độ vượt mặt TQ - 2

Báo Mỹ: Hàng không mẫu hạm Ấn Độ vượt mặt TQ - 3

Triển lãm hàng không Ấn Độ 2013 chính thức khai mạc tại căn cứ không quân Bangalore Capoeira Hanka. Trong mô hình hàng không mẫu hạm tại triển lãm có thể thấy những mẫu máy bay chiến đấu mẫu hạm loại LCA. Ảnh: Sina

Nội dung bài viết của Foreign Policy cũng cho biết, trước đó có nguồn tin cho rằng phía Trung Quốc sẽ tự chế tạo 2 hàng không mẫu hạm, hoạt động trong thập kỷ tới. Trong khi đó, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Ấn Độ là Vikramaditya sẽ chính thức đi vào sử dụng trong năm 2015 tới, đồng thời được trang bị đội máy bay mẫu hạm MiG-29K. Như vậy, vị trí số một của Trung Quốc trong việc chế tạo cũng như sở hữu tàu sân bay ở châu Á sẽ có nguy cơ rơi vào tay người Ấn.

Trang Foreign Policy cũng nhấn mạnh, điều đáng nói ở đây chính là việc hàng không mẫu hạm của Ấn Độ rõ ràng có ưu thế hơn hẳn so với Trung Quốc. Hơn nữa, Ấn Độ có lịch sử hơn 50 năm trong việc chế tạo máy bay mẫu hạm. Thời báo Hoàn Cầu nhận định, để nắm bắt được cơ chế hoạt động của máy bay mẫu hạm trên thì ít nhất cần phải trải qua một thập kỷ. Việc Ấn Độ cho ra đời hàng loạt máy bay mẫu hạm MiG -29K và MiG-29KUB cũng đồng nghĩa với việc nước này sẽ cho các nhân viên phi công của hải quân nâng cao nghiệp vụ trên lĩnh vực hàng không, một trong những kỹ năng vô cùng phức tạp.

Hàng không mẫu hạm Vikramaditya được trang bị với đoạn đường trượt 14 độ cùng ba dây cáp hãm. Nhà chứa máy bay của mẫu hạm dài 120m, chiều rộng 25m và chiều cao 7m, có thể chứa đến 34 máy bay mẫu hạm 34 MiG và Kamov.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy (Theo Thời báo Hoàn Cầu/Foreign Policy) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN