Bà Trương Mỹ Lan làm gì để kiếm hơn 445.000 tỉ đồng trong gần 4 năm?
TAND TP HCM dự kiến đưa vụ án Trương Mỹ Lan và các đồng phạm (giai đoạn 2) ra xét xử vào ngày 19-9. Phiên tòa vắng mặt hơn 35.000 nhà đầu tư đã mua trái phiếu liên quan các hoạt động tài chính bất hợp pháp do bà ta và đồng phạm thực hiện
VKSND Tối cao đã truy tố bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm về các tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" và "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".
Theo cáo trạng, trong gần 4 năm (từ ngày 1-1-2018 đến 7-10-2022), bà Lan đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng thông qua việc tham ô tài sản và phát hành trái phiếu.
Bà Lan đã lợi dụng quyền lực của mình tại các doanh nghiệp lớn, như Ngân hàng SCB và Công ty Chứng khoán TVSI, để tạo dựng một hệ thống tài chính phức tạp, qua đó che giấu hành vi phạm tội.
Bị cáo Trương Mỹ Lan
Thông qua người thân và các cá nhân đứng tên hộ, bà Trương Mỹ Lan nắm quyền kiểm soát và điều hành các tổ chức tài chính này; chỉ đạo phát hành 25 mã trái phiếu "khống" thông qua các công ty con như An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra.
Việc này đã thu hút hơn 35.824 nhà đầu tư, huy động hơn 30.000 tỉ đồng. Song, số tiền này không được sử dụng đúng mục đích phát hành.
Thay vì phục vụ các dự án theo cam kết, bà Lan đã chuyển hướng sử dụng số tiền khổng lồ này để trả nợ giữa các công ty trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, dẫn đến việc mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Bên cạnh đó, bà Lan còn chỉ đạo rút và chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB để che giấu nguồn gốc số tiền chiếm đoạt, đồng thời thực hiện hàng loạt hợp đồng "khống" mua bán cổ phần và tư vấn nhằm chuyển hàng tỉ USD giữa Việt Nam và nước ngoài.
Cáo trạng nêu rõ những thủ đoạn này đã giúp bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng chỉ trong một thời gian ngắn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, làm rung chuyển hệ thống tài chính mà bà đã thao túng...
Nguồn: [Link nguồn]
Từ đầu 2018 đến cuối 2022, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã chỉ đạo thuộc cấp lập các công ty “ma”, tạo chứng từ rút 445.748 tỷ đồng (tiền nguồn gốc từ tham ô tài sản hoặc lừa đảo) để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như trả nợ, mua bán dự án…