Ảnh: Nơi giam lỏng vua Thành Thái gần 10 năm trước khi bị lưu đày

Sự kiện: 24h vạn dặm

Bạch Dinh, TP Vũng Tàu nơi vua Thành Thái bị giam lỏng gần 10 năm trước khi ông bị lưu đày, cũng là một trong nhiều dinh thự nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại trên khắp cả nước.

Bạch Dinh, TP Vũng Tàu xây dựng từ năm 1898 đến 1902, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài là màu trắng chủ đạo cũng như tên gọi Villa Blanche nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh. Năm 1992, Bạch Dinh được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử-văn hoá quốc gia.

Bạch Dinh, TP Vũng Tàu xây dựng từ năm 1898 đến 1902, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài là màu trắng chủ đạo cũng như tên gọi Villa Blanche nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh. Năm 1992, Bạch Dinh được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử-văn hoá quốc gia.

Dinh thự trắng toạ lạc trên sườn Núi Lớn, cao 27m so với mực nước biển. Toà nhà có 3 tầng gồm 1 tầng hầm và 2 tầng nổi, cao 19m, rộng 15m, dài 28m. Công trình được xây bằng gạch, mái lợp ngói đỏ, sơn màu trắng theo lối kiến trúc phong cách châu Âu thế kỷ 19.

Dinh thự trắng toạ lạc trên sườn Núi Lớn, cao 27m so với mực nước biển. Toà nhà có 3 tầng gồm 1 tầng hầm và 2 tầng nổi, cao 19m, rộng 15m, dài 28m. Công trình được xây bằng gạch, mái lợp ngói đỏ, sơn màu trắng theo lối kiến trúc phong cách châu Âu thế kỷ 19.

Các mặt tường chính của toà dinh thự có kiến trúc trang trí khá tương đồng, 8 bức tượng đá bán thân mang phong cách Hy Lạp cổ đại gắn trên một đường viền chạm trổ tinh tế bên cạnh các cửa sổ bằng gỗ. Dải tranh ghép sát mát bằng gốm sứ bao quanh bốn mặt dinh khắc hoạ nhiều hình ảnh như các gương mặt phụ nữ phương Tây, chim công, ngôi sao, đường viền.

Các mặt tường chính của toà dinh thự có kiến trúc trang trí khá tương đồng, 8 bức tượng đá bán thân mang phong cách Hy Lạp cổ đại gắn trên một đường viền chạm trổ tinh tế bên cạnh các cửa sổ bằng gỗ. Dải tranh ghép sát mát bằng gốm sứ bao quanh bốn mặt dinh khắc hoạ nhiều hình ảnh như các gương mặt phụ nữ phương Tây, chim công, ngôi sao, đường viền.

Bạch Dinh có diện tích sàn hơn 400m2, gồm nhiều phòng có kích thước, chức năng khác nhau. Ngay lối vào chính phía trước và sau tầng trệt là phòng khánh tiết, phòng ăn, phòng làm việc. Phòng khánh tiết bài trí những hiện vật cổ xưa như bộ bàn ghế gỗ Gụ niên đại Khải Định năm 1921, cặp ngà voi châu Phi, cặp bình Bách điểu chầu phụng, bộ tam đa sứ ngũ sắc Phúc - Lộc - Thọ…

Bạch Dinh có diện tích sàn hơn 400m2, gồm nhiều phòng có kích thước, chức năng khác nhau. Ngay lối vào chính phía trước và sau tầng trệt là phòng khánh tiết, phòng ăn, phòng làm việc. Phòng khánh tiết bài trí những hiện vật cổ xưa như bộ bàn ghế gỗ Gụ niên đại Khải Định năm 1921, cặp ngà voi châu Phi, cặp bình Bách điểu chầu phụng, bộ tam đa sứ ngũ sắc Phúc - Lộc - Thọ…

Phòng có diện tích lớn nhất dinh là phòng ăn tại tầng trệt liên thông bằng 2 cửa với phòng khánh tiết. Trung tâm trưng bày bộ bàn ăn với ly, chén đĩa… theo phong cách phương Tây cuối thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Phòng có diện tích lớn nhất dinh là phòng ăn tại tầng trệt liên thông bằng 2 cửa với phòng khánh tiết. Trung tâm trưng bày bộ bàn ăn với ly, chén đĩa… theo phong cách phương Tây cuối thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Ảnh: Nơi giam lỏng vua Thành Thái gần 10 năm trước khi bị lưu đày - 6

Những chiếc tủ đồ cổ xưa đặt trong phòng ăn, cạnh phòng bếp dùng để đồ dùng cho ăn uống, tiệc đãi khách. Nhiều vật dụng cũ thời xưa được trưng bày trong phòng làm việc riêng tại tầng trệt.

Những chiếc tủ đồ cổ xưa đặt trong phòng ăn, cạnh phòng bếp dùng để đồ dùng cho ăn uống, tiệc đãi khách. Nhiều vật dụng cũ thời xưa được trưng bày trong phòng làm việc riêng tại tầng trệt.

Dinh thự thiết kế lối lên bằng cầu thang bậc và một cầu thang phụ hình xoắn cho người phục vụ. Trong đó lối chính cầu thang bậc có tay vịn trang trí bằng hoa văn tinh xảo. Hành lang dẫn vào các phòng khách, phòng ngủ lớn, nhỏ với nhiều cửa sổ đón gió, ánh sáng, gạch mặt sàn có hoa văn bắt mắt.

Dinh thự thiết kế lối lên bằng cầu thang bậc và một cầu thang phụ hình xoắn cho người phục vụ. Trong đó lối chính cầu thang bậc có tay vịn trang trí bằng hoa văn tinh xảo. Hành lang dẫn vào các phòng khách, phòng ngủ lớn, nhỏ với nhiều cửa sổ đón gió, ánh sáng, gạch mặt sàn có hoa văn bắt mắt.

Căn phòng khách của vua Thành Thái tại góc lầu hai đặt bộ bàn ghế bọc gấm nhung vàng đầu thế kỷ 20, tường phía trên tủ treo hình chân dung nhà vua. Tháng 9/1907, đây là nơi giam lỏng vua Thành Thái (1879-1954) - ông là vị vua thứ 10 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi năm 1889, trong suốt thời gian trị vì, vua có tinh thần yêu nước, kháng Pháp đến cùng. Thực dân Pháp lo sợ nên ép ông thoái vị và đưa vào Vũng Tàu quản thúc.

Căn phòng khách của vua Thành Thái tại góc lầu hai đặt bộ bàn ghế bọc gấm nhung vàng đầu thế kỷ 20, tường phía trên tủ treo hình chân dung nhà vua. Tháng 9/1907, đây là nơi giam lỏng vua Thành Thái (1879-1954) - ông là vị vua thứ 10 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi năm 1889, trong suốt thời gian trị vì, vua có tinh thần yêu nước, kháng Pháp đến cùng. Thực dân Pháp lo sợ nên ép ông thoái vị và đưa vào Vũng Tàu quản thúc.

Phòng ngủ của vua Thành Thái nằm thông với phòng khách, có diện tích khá nhỏ. Các phòng ở lầu hai đều có giường tủ, nhà vệ sinh, phòng tắm riêng.

Phòng ngủ của vua Thành Thái nằm thông với phòng khách, có diện tích khá nhỏ. Các phòng ở lầu hai đều có giường tủ, nhà vệ sinh, phòng tắm riêng.

Các phòng ngủ, phòng khách chung đều có cửa sổ thông thoáng, có thể thấy bao quát, ngắm biển khu bãi sau TP Vũng Tàu. Năm 1916, vua Thành Thái cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đày ở đảo Réunion, châu Phi. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Năm 1934, dinh thự được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương.

Các phòng ngủ, phòng khách chung đều có cửa sổ thông thoáng, có thể thấy bao quát, ngắm biển khu bãi sau TP Vũng Tàu. Năm 1916, vua Thành Thái cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đày ở đảo Réunion, châu Phi. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Năm 1934, dinh thự được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương.

Toà Bạch Dinh là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn của vua Thành Thái trước khi ông bị lưu đày đến đảo xa nên còn có một tên gọi nữa là Dinh ông Thượng. Vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân là những vị vua yêu nước, có tinh thần chống Pháp cao đều phải chịu sự đày ải đến những vùng đất xa đất nước của mình.

Toà Bạch Dinh là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn của vua Thành Thái trước khi ông bị lưu đày đến đảo xa nên còn có một tên gọi nữa là Dinh ông Thượng. Vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân là những vị vua yêu nước, có tinh thần chống Pháp cao đều phải chịu sự đày ải đến những vùng đất xa đất nước của mình.

Bạch Dinh cũng thường được gọi là dinh Bảo Đại, nơi vua Bảo Đại hay dùng để nghỉ mát. Đây là một trong những dinh thự nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại ở nhiều miền trên đất nước như Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Mê Thuật, Đồ Sơn… Các vật dụng bàn ghế, bàn trang điểm, trường kỷ… sử dụng đầu thế kỷ 20 vẫn được trưng bày. Trong đó, chiếc bàn trang điểm hoàng hậu Nam Phương từng sử dụng vẫn được bảo quản, trưng tại không gian bên cạnh cửa sổ thông với phòng ngủ nhà vua.

Bạch Dinh cũng thường được gọi là dinh Bảo Đại, nơi vua Bảo Đại hay dùng để nghỉ mát. Đây là một trong những dinh thự nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại ở nhiều miền trên đất nước như Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Mê Thuật, Đồ Sơn… Các vật dụng bàn ghế, bàn trang điểm, trường kỷ… sử dụng đầu thế kỷ 20 vẫn được trưng bày. Trong đó, chiếc bàn trang điểm hoàng hậu Nam Phương từng sử dụng vẫn được bảo quản, trưng tại không gian bên cạnh cửa sổ thông với phòng ngủ nhà vua.

Ảnh: Nơi giam lỏng vua Thành Thái gần 10 năm trước khi bị lưu đày - 14

Trước khi xây dựng Bạch Dinh, nơi đây từng là pháo đài Phước Thắng nằm trên sườn núi do vua Minh Mạng nhà Nguyễn cho xây dựng để khống chế cửa biển Cần Giờ. Hiện nay xung quanh sân dinh được trưng bày một số khẩu thần công và đại bác các loại.

Trước khi xây dựng Bạch Dinh, nơi đây từng là pháo đài Phước Thắng nằm trên sườn núi do vua Minh Mạng nhà Nguyễn cho xây dựng để khống chế cửa biển Cần Giờ. Hiện nay xung quanh sân dinh được trưng bày một số khẩu thần công và đại bác các loại.

Cách dinh khoảng 100m là nhà bia, nơi có tấm bia khắc lại bài thơ do vua Thành Thái viết khi trở lại nơi này năm 1947. Bài thơ mang tên Sầu tây bể Cấp, nói lên nỗi lòng của vua khi về lại quê hương.

Cách dinh khoảng 100m là nhà bia, nơi có tấm bia khắc lại bài thơ do vua Thành Thái viết khi trở lại nơi này năm 1947. Bài thơ mang tên Sầu tây bể Cấp, nói lên nỗi lòng của vua khi về lại quê hương.

Đường lên Bạch Dinh nằm bên đường Trần Phú gồm lối đi xe và lối đi bộ có 146 bậc thang được bao quanh bởi những hàng cây sứ. Trong thời gian bị giam lỏng tại đây, rừng hoa sứ bên sườn núi là nơi vua Thành Thái thường ngắm cảnh, đọc sách. Ông không được liên hệ với ai, chỉ có vài người giúp việc, chăm lo cho vua ăn uống, nghỉ ngơi. Tuy bị quản thúc chặt chẽ nhưng nhiều người dân địa phương đều biết và tìm cách gặp vua trong những dịp vua được ra ngoài, nhưng dân không thể đến gần nói chuyện được.

Đường lên Bạch Dinh nằm bên đường Trần Phú gồm lối đi xe và lối đi bộ có 146 bậc thang được bao quanh bởi những hàng cây sứ. Trong thời gian bị giam lỏng tại đây, rừng hoa sứ bên sườn núi là nơi vua Thành Thái thường ngắm cảnh, đọc sách. Ông không được liên hệ với ai, chỉ có vài người giúp việc, chăm lo cho vua ăn uống, nghỉ ngơi. Tuy bị quản thúc chặt chẽ nhưng nhiều người dân địa phương đều biết và tìm cách gặp vua trong những dịp vua được ra ngoài, nhưng dân không thể đến gần nói chuyện được.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN