Ảnh: Độc đáo, tháp chuông bằng gỗ hình sen cao nhất Việt Nam

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Gác chuông chùa Keo (Thái Bình) cao hơn 11m có ba tầng với 12 mái, toàn bộ bằng gỗ lim. Công trình được đánh giá là công trình to đẹp vào hàng bậc nhất trong số gác chuông của các ngôi chùa cổ Việt Nam.

Chùa Keo (Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình) có tuổi đời gần 400 năm. Theo tài liệu, chùa được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Tháng 12/2007, tháp chuông Chùa Keo đã được tổ chức Kỷ lục Guinness xác lập là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam.

Chùa Keo (Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình) có tuổi đời gần 400 năm. Theo tài liệu, chùa được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Tháng 12/2007, tháp chuông Chùa Keo đã được tổ chức Kỷ lục Guinness xác lập là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam.

 Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được ví như bảo vật quốc gia, cũng như bảo vật của người dân Thái Bình. 

 Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được ví như bảo vật quốc gia, cũng như bảo vật của người dân Thái Bình. 

Chùa keo lưu giữ nhiều kiến trúc bằng gỗ độc đáo, nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật cao… Đặc biệt, tại ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi là tòa gác chuông làm bằng gỗ, thiết kế ba tầng nguy nga, bề thế với chiều cao hơn 11 m.

Chùa keo lưu giữ nhiều kiến trúc bằng gỗ độc đáo, nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật cao… Đặc biệt, tại ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi là tòa gác chuông làm bằng gỗ, thiết kế ba tầng nguy nga, bề thế với chiều cao hơn 11 m.

Được dựng trên nền gạch xây vuông vắn cao 0,6m, gác chuông chùa Keo có mặt bằng gần vuông với cạnh 8,53m và 8,92m. Toàn bộ công trình  gồm ba tầng, các tầng liên kết với nhau hoàn toàn bằng mộng gỗ.

Được dựng trên nền gạch xây vuông vắn cao 0,6m, gác chuông chùa Keo có mặt bằng gần vuông với cạnh 8,53m và 8,92m. Toàn bộ công trình  gồm ba tầng, các tầng liên kết với nhau hoàn toàn bằng mộng gỗ.

Ở mỗi tầng của gác chuông đều được làm 4 mái, mỗi mái đều có đầu đao cong mềm mại

Ở mỗi tầng của gác chuông đều được làm 4 mái, mỗi mái đều có đầu đao cong mềm mại

Các chi tiết với nhau bằng hệ thống mộng, kèo vô cùng chuẩn xác. 

Các chi tiết với nhau bằng hệ thống mộng, kèo vô cùng chuẩn xác. 

Gác chuông của chùa Keo còn đặc biệt ở bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi và bộ cánh cửa được chạm rồng vô cùng tinh xảo, tạo nên vẻ trầm mặc.

Gác chuông của chùa Keo còn đặc biệt ở bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi và bộ cánh cửa được chạm rồng vô cùng tinh xảo, tạo nên vẻ trầm mặc.

Ảnh: Độc đáo, tháp chuông bằng gỗ hình sen cao nhất Việt Nam - 8

 Ngoài giá trị về mỹ thuật, gác chuông chùa Keo là nơi luôn thu hút đông đảo khách tham quan và những người làm công tác nghiên cứu

 Ngoài giá trị về mỹ thuật, gác chuông chùa Keo là nơi luôn thu hút đông đảo khách tham quan và những người làm công tác nghiên cứu

 Tầng một gác chuông treo khánh đá và chuông đồng đúc thời Lê Hy Tông (1686). Hai tầng trên treo chuông nhỏ

 Tầng một gác chuông treo khánh đá và chuông đồng đúc thời Lê Hy Tông (1686). Hai tầng trên treo chuông nhỏ

Khuôn viên chùa rộng khoảng 58.000m2. Ban đầu, chùa gồm 21 công trình với 157 gian nhưng hiện nay chùa Keo chỉ còn 17 công trình với 128 gian xây dựng theo kiến trúc "nội công, ngoại quốc". Trong khuôn viên chùa có 3 hồ lớn.

Khuôn viên chùa rộng khoảng 58.000m2. Ban đầu, chùa gồm 21 công trình với 157 gian nhưng hiện nay chùa Keo chỉ còn 17 công trình với 128 gian xây dựng theo kiến trúc "nội công, ngoại quốc". Trong khuôn viên chùa có 3 hồ lớn.

 Toàn bộ ngôi chùa được làm từ gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Mặc dù vậy, qua mấy trăm năm, kết cấu của chùa vẫn rất chắc chắn. Các cột đỡ, vì kèo được nghệ nhân xưa chạm khắc bầy rồng con quyện lấy nhau.

 Toàn bộ ngôi chùa được làm từ gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Mặc dù vậy, qua mấy trăm năm, kết cấu của chùa vẫn rất chắc chắn. Các cột đỡ, vì kèo được nghệ nhân xưa chạm khắc bầy rồng con quyện lấy nhau.

Bộ cửa chạm rồng

Bộ cửa chạm rồng

Hai bia đá cổ trong chùa

Hai bia đá cổ trong chùa

Pho tượng Thiền sư Không Lộ bằng gỗ trầm hương dát vàng - vị đại sư có công phò trợ Lý Công Uẩn lên ngôi vua

Pho tượng Thiền sư Không Lộ bằng gỗ trầm hương dát vàng - vị đại sư có công phò trợ Lý Công Uẩn lên ngôi vua

Năm 2012 chùa Keo Thái Bình được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2017 Lễ hội chùa Keo cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Năm 2012 chùa Keo Thái Bình được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2017 Lễ hội chùa Keo cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN