Ăn óc khỉ: "Đao phủ" cũng lạnh sống lưng

Theo anh B, người ta cứ truyền miệng ăn óc khỉ có một chất gì đó rất đặc biệt và bổ não nên được các đại gia lắm tiền nhiều của đua nhau ăn.

Voọc quý hiếm chứ không phải khỉ?

Đem theo “chiến lợi phẩm” vừa mua được ở chợ về, tôi tìm gặp anh B, một người có tiếng ở đất Quảng Ninh am hiểu về thú rừng, đã từng có gần 10 năm đi làm thuê, chuyên “hóa kiếp” khỉ phục vụ các đại gia, hiện đang là chủ của một số nhà hàng đặc sản thịt thú rừng để hỏi chuyện.

Anh B giải thích: Hiện nay, trên thị trường tại Quảng Ninh, có bán hai loại thịt khỉ. Đó là thịt khỉ đen và thịt khỉ mắt đỏ da vàng. Đối với thịt khỉ đen, giá bán buôn vào khoảng 4-5 triệu đồng/1 con (1 con này được khoảng 6-7 kg thịt). Giá thịt khỉ mắt đỏ, da vàng đắt hơn khoảng 2 -3 triệu/con, cùng loại kg.

Vì sao có sự chênh lệch như trên? Anh B giải thích: Loại nào hiếm hơn, ít xuất hiện – tức thợ săn ít săn được thì đắt hơn và ngược lại.

Chúng tôi đưa những bức ảnh chụp thịt khỉ và con khỉ mua ở chợ ra, anh B xem và khẳng định: “Đó không phải là khỉ mà là loài Voọc đầu trắng, rất quý hiếm. Loại này hiện chỉ có vài con đang được gắn chíp ở ngoài huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng)”.

Tôi hỏi: “Có nghĩa là, nó quý hiếm hơn khỉ?” .Anh B khẳng định: “Đúng là như vậy”. Nhìn miếng thịt trơn, anh B phân tích: “Nó đỏ au, thớ thịt săn, nhìn rất chắc thịt cơ mà. Khỉ đen, khỉ mắt đỏ, da vàng, thớ thịt không được như vậy, đặc biệt, thịt cũng không thể có cái màu đỏ au, hấp dẫn như thế”.

Nhìn kỹ hình dáng, anh B càng quả quyết: “Chắc chắn là voọc rồi. Vì khỉ thường có lông 1 màu đen, vàng, hung. Đây là voọc, vì kết cấu lông của nó trên đen tuyền, dưới trắng tuyền, chia nửa thân rất rõ. Khỉ không có cấu tạo lông như thế bao giờ.”

Ăn óc khỉ: "Đao phủ" cũng lạnh sống lưng - 1

Thịt khỉ được bày bán tại chợ Hà Lầm, Hạ Long

Anh B thú thật, về sau, vì mưu sinh, anh cũng phải trực tiếp giết 2 con khỉ nữa. Có một cái gì đó bất ổn, thế là anh B giải nghệ. Anh B cho biết: Bây giờ, cứ nghĩ đến giết khỉ là rùng mình, thấy bất an về mặt tâm lý. Hình ảnh con khỉ bị phạt đầu, người múc óc ăn, nó chết từ từ, nước mắt chảy dài 2 hàng cứ ám ảnh mãi. Sau đó một thời gian dài, tôi không cả dám cắt tiết gà, không dám ăn tiết canh. Mặc dù, đó là món mà tôi khoái khẩu và làm rất ngon.

Đề cập tới chuyện buôn bán thịt khỉ, anh B cho biết thêm: "Thực ra việc buôn bán, giết khỉ ăn thịt chẳng phải là chuyện gì đặc biệt. Nó tồn tại khá lâu rồi. Nó xuất phát từ nhu cầu thì ắt sẽ có người cung cấp.

Trước đây, tôi cũng biết một vài mối mua bán với khối lượng lớn nhưng đã lâu không kinh doanh mặt hàng này nên bây giờ không quan tâm nữa. Trên thực tế có rất nhiều người chỉ cần nhìn thấy thịt khỉ đã sởn da gà rồi, nói gì đến chuyện ăn thịt khỉ nữa."

Khỉ ở núi Bài Thơ bị... tai nạn?

Trao đổi với PV, ông Vũ Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND phường Yết Kiêu, TP.Hạ Long cho biết: “Không có cảnh bày bán thịt khỉ trên địa bàn”. Tuy nhiên, ông Tiến cũng đặt ra câu hỏi: “Thông tin trên ở đâu ra? Nếu có thì chính quyền chưa nghe thông tin đó bao giờ”.

Ông Tiến nhấn mạnh: “Do lực lượng cán bộ của phường còn thiếu, trong khi phải xử lý nhiều việc khác cho nên chúng tôi cũng không thể kiểm soát hết được.”. Không chỉ riêng phường Yết Kiêu mà ngay tại một số phường khác (nơi một số chợ có hoạt động buôn bán thịt khỉ) cũng tỏ ra rất mơ hồ trước thông tin bày bán thịt khỉ trên địa bàn.

Ăn óc khỉ: "Đao phủ" cũng lạnh sống lưng - 2

Một chú khỉ bị xẻ thịt bán

Ông Hoàng Quang Hải, Phó chủ tịch UBND TP. Hạ Long khẳng định: “Nếu việc buôn bán thịt khỉ tại một số chợ trên là có thật, chúng tôi sẽ cho người xác minh thông tin xem có hay không? Có thì đây là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm”.

Ông Hải cũng cho biết thêm, trước đây tôi cũng có nghe thông tin về một số người dân bày bán thịt khỉ ngoài chợ nhưng việc đó xảy ra cách đây đã vài năm. Nguồn gốc của số thịt khỉ này ở núi Bài Thơ, do mưa bão khỉ bị trượt chân, rơi, ngã chết nên người dân nhặt được xẻ thịt mang bán còn hiện nay không có hiện tượng này (?!).

Đứng ở phương diện quản lý nhà nước, quan điểm của UBND thành phố sẽ cương quyết xử lý, thậm chí huy động lực lượng quản lý thị trường, kiểm lâm, công an vào cuộc bắt, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cấm buôn bán động vật hoang dã.

Hạt trưởng hạt Kiểm lâm TP. Hạ Long, ông Hà Xuân Kinh quả quyết: “Không có chuyện bày bán thịt khỉ công khai tại các chợ. Hiện tại lực lượng kiểm lâm chưa phát hiện được trường hợp nào nên phải chịu. Nếu PV chỉ ra được chỗ nào bán thịt khỉ tôi sẽ cho người đến bắt, xử lý ngay lập tức”.

Theo ông Kinh, khỉ nuôi có thể mang ra chợ bán được. Tuy nhiên, khỉ nuôi cũng phải chứng minh được nguồn gốc ở đâu, ai cho phép nuôi? “Có thể vẫn có hiện tượng bày bán công khai nhưng đến nay chúng tôi chưa phát hiện. Ngoài ra, do nhân lực ít, địa bàn quản lý rộng nên chúng tôi cũng không thể bao quát hết.

Để truy tìm tận gốc xem cơ quan chức năng ở Quảng Ninh có biết hay cố tình không biết việc thịt khỉ được bày bán tại chợ, PV đã gọi điện đặt lịch làm việc với ông Phạm Văn Phát, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh.

Ông Phát trả lời qua điện thoại cho biết, với thái độ rất bức xúc rằng: “Việc PV phản ánh như vậy là thiếu tinh thần hợp tác, không có tinh thần xây dựng đối với lực lượng kiểm lâm và tỉnh. Trên thực tế không có chuyện buôn bán thịt khỉ như vậy được. Nếu như lãnh đạo phường nào nói có hiện tượng buôn bán, tôi sẽ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xử lý ngay”.

Khi PV khẳng định, đã quay hình, chụp ảnh việc mua bán thịt khỉ, ông Phát xuống giọng: “Hiện có một số trường hợp chăn nuôi khỉ bị phát hiện đã đưa ra Trung tâm cứu hộ Bái Tử Long chăm sóc, nuôi dưỡng. Chúng tôi không thể có đủ nhân lực ra từng chợ nên không thể biết hết được!”.

Hóa ra, tất cả các cơ quan chức năng đều rất mơ hồ và trả lời PV nước đôi rằng “nếu có”. Khi PV khẳng định có hình ảnh mua – bán thì lại “xuống giọng” thể hiện sự buông lỏng quản lý và vô trách nhiệm đến không thể bình luận.

Trong khi, tại cơ sở, ông Nguyễn Trọng Cảnh, Trưởng ban quản lý chợ Hà Lầm (phường Hà Lầm, TP. Hạ Long) thừa nhận: “Thỉnh thoảng trong chợ vẫn có người bày bán thịt khỉ. Chúng tôi không nhận được bất kì văn bản, thông báo nào cũng như các biện pháp tuyên truyền từ phía các cơ quan chức năng trong việc quản lý hay nghiêm cấm tình trạng buôn bán thịt khỉ”.

Anh B vừa hồi tưởng về quãng thời gian trước kia đi làm thuê cho một đại gia ở Cẩm Phả. Anh B kể: “Hôm đó nhà chủ mua được con khỉ về để bày tiệc. Đầu bếp là nghề chính của mình nhưng ông chủ cứ yêu cầu mình phải trực tiếp làm đao phủ thì mới làm thịt để nấu đúng ý. Theo yêu cầu của gia chủ, con khỉ được trói chân, tay và đặt đầu lên chiếc thớt còn mình cầm dao chặt phía mỏm đầu để óc khỉ phòi ra. Sau đó, cả nhà đại gia cầm thìa múc óc khỉ ăn gỏi (cùng ít tỏi, hành, rau răm). Cảnh tượng đó làm mình thất kinh. Chân tay bủn rủn, chiếc dao cầm trên tay rơi xuống đất, khiến cả nhà đại gia và khách cười rú lên. Cảnh tượng đó làm mình lạnh dọc sống lưng, lên tận óc. Giết khỉ thì còn đỡ nhưng nhìn người ta mức óc khỉ sống vừa cười, vừa nói ăn thì quả thật ghê rợm vô cùng.” Anh B nói: “Có người khi ăn óc khỉ sống, máu ở óc khỉ còn vương trên môi, mép. Nhìn cảnh tưởng ăn tươi, nuốt sống đó, mình cứ nghĩ, đó là bức tranh của bầy người nguyên thủy ngày xưa”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi (Người đưa tin)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN