100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nằm cạnh vườn hoa thành phố, là lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Việt Nam. Lò chính thức hoạt động ngày 3/3/1963 với công suất 250kW theo công nghệ của Mỹ, đến năm 1968 thì ngưng.

Ngày 20/3/1984 lò hoạt động trở lại với công suất gấp đôi so với thiết kế ban đầu.

100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - 1

Điều chế chất dẫn phóng xạ dùng cho điều trị và chẩn đoán bệnh

Cứ mỗi tháng một lần lò phản ứng hạt nhân lại hoạt động 100 giờ liên tục để phục vụ các nghiên cứu về vật lý hạt nhân, ứng dụng công nghệ hạt nhân trong đời sống, sản xuất một số đồng vị phóng xạ phục vụ các chẩn đoán hình ảnh phức tạp trong y học và bào chế dược phẩm đặc biệt cung cấp cho các bệnh viện như Ung bướu, Chợ Rẫy (TP.HCM), Bạch Mai (Hà Nội)... chữa các bệnh hiểm nghèo như bệnh về tuyến giáp, ung thư…

Ngoài ra, hoạt động của lò còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực bậc cao chuyên ngành hạt nhân.

100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - 2

Bên trong lò phản ứng nhìn từ miệng lò

100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - 3

Chuyển đồng vị phóng xạ từ thùng chì sang container vào khu vực điều chế dược phẩm

100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - 4

Tiếp nitơ lỏng làm mát các đầu dò cảm ứng neutron để truyền tín hiệu ra phòng điều khiển chính xác nhất

100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - 5

Đưa đồng vị phóng xạ đã được điều chế vào chất dẫn có phát tán nhiều phóng xạ nên phải dùng dụng cụ đặc biệt để bảo hộ

100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - 6

Bên trong những hộp chì nặng gần chục ký chuyển đến bệnh viện là những viên thuốc chứa phóng xạ nặng chưa tới 50g

100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - 7

Phòng điều chế dược phẩm cho các bệnh viện

100 giờ trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - 8

Một ngày mới ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Vinh (Tuổi trẻ)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN