Viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp cải thiện

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự dị ứng không rõ căn nguyên, có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan, chủ yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp.

Viêm mao mạch dị ứng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ở trẻ 2-16 tuổi. Bệnh có thể gặp vào tất cả các tháng trong năm, nhưng hay xảy ra vào mùa đông xuân.

Tên gọi khác của bệnh: Viêm mao mạch dị ứng còn được gọi bằng các tên khác như ban xuất huyết Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết dạng phản vệ.

Viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp cải thiện - 1

Nguyên nhân của bệnh viêm mao mạch dị ứng

Cho đến nay Y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của bệnh, chỉ biết rằng đây là loại bệnh tự miễn, bệnh của hệ thống miễn dịch. Thường bệnh khởi phát sau nhiễm trùng đường hô hấp vài tuần trước khi bắt đầu. Sự phát hiện liên cầu khuẩn trong họng và sự tăng tỷ lệ streptolysin O góp phần sinh bệnh của liên cầu khuẩn. Ngoài ra, một số vi khuẩn khác cũng bị nghi ngờ là nguyên nhân như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lao, nấm…

Biểu hiện và triệu chứng viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng là một bệnh hệ thống, triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau nhiễm trùng đường hô hấp trên với các biểu hiện: mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hoá, tiếp đó là ban đặc hiệu và các triệu chứng lâm sàng khác.

1. Biểu hiện ở da: Xuất huyết là triệu chứng đầu tiên gặp trên 50% các trường hợp ở giai đoạn tiến triển.

- Vị trí: mặt duỗi tứ chi, quanh hai mắt cá trong và ngoài, đùi, mông, cánh tay, cẳng tay...

- Tính chất: không ngứa, tổn thương là ban xuất huyết do thành mạch có dạng chấm, nốt, bọng nước hoặc bầm máu và ban hoại tử. Có thể phát hiện phù: phù mềm, ấn lõm, thường khu trú ở da đầu, vùng quanh hố mắt, tai, đôi khi ở bộ phận sinh dục, phù hay gặp ở trẻ nhỏ và tổn thương có tính đối xứng.

2. Biểu hiện tại khớp gặp trong 75% các trường hợp

- Vị trí: cổ chân, gối, khuỷu, hiếm khi ở cổ tay và bàn tay - các khớp gần kề với vị trí ban xuất huyết. Vai, ngón chân và cột sống cũng có khi bị ảnh hưởng.

- Tính chất: đau khớp, viêm khớp mức độ trung bình, hạn chế cử động, phù quanh khớp, đôi khi đau gân phối hợp.

3. Biểu hiện tiêu hoá gặp trong 37- 66% các trường hợp, đôi khi là khởi đầu của bệnh.

- Đau bụng vùng quanh rốn ít dữ dội, liên tục, đau hơn khi ấn vào, có thể đau thượng vị lan tỏa hoặc khu trú, nôn và buồn nôn. Thời gian đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, hay tái phát.

- Xuất huyết tiêu hoá: nôn ra máu, phân đen hoặc phân có máu, đau bụng dữ dội.

- Lồng ruột cấp và thường ở vị trí hồi - hồi tràng

- Có thể tắc ruột, nhồi máu, hoặc thủng đại tràng, giãn đại tràng, viêm tuỵ cấp.

Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời người bệnh có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa dưới (đi vệ sinh ra máu, đau bụng…), có nguy cơ hoại tử hay viêm cầu thận các cấp độ.

Phương hướng của y học cổ truyền để đẩy lùi bệnh mao mạch dị ứng

Theo quan điểm của Y học cổ truyền về chức năng, cơ thể con người là một khối thống nhất và hoạt động trên nguyên tắc sức khoẻ của một cơ quan ảnh hưởng tới sức khoẻ và chức năng của các bộ phận còn lại. Thay vì tập trung kiểm soát triệu chứng bệnh viêm mao mạch dị ứng, Y học cổ truyền nhắm tới việc củng cố hệ miễn dịch (Đông Y gọi là chính khí của cơ thể) bằng cách xác định gốc rễ vì sao hệ miễn dịch lại "trở chứng" và làm tăng chính khí cơ thể của bệnh nhân.

Chính vì lẽ đó, nhiều người bệnh đã tìm đến thảo dược Đông y để khắc phục bệnh viêm mao mạch dị ứng. Đông phương trị bệnh dựa trên nguyên tắc “trị bệnh tất cầu kỳ bản”, tức trị bệnh phải trị tận gốc, vì vậy Đông Y luôn coi trọng chính khí của cơ thể, mục tiêu chữa bệnh của Đông Y là tái lập lại sự cân bằng của cơ thể đã bị đổ vỡ khi cơ thể có bệnh .

Viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp cải thiện - 2

Sản phẩm Khang Mạch Linh với thành phần dược liệu đã được sử dụng và công nhận từ ngàn xưa trong công dụng chống dị ứng, đả thông huyết ứ (các nốt đỏ, tím tía), kết hợp cùng các vị thuốc dẫn, giúp hoạt huyết, dưỡng huyết, thanh nhiệt lương huyết. Khi khí huyết được tuần hoàn lưu thông, chính khí cơ thể được phục hồi, lập lại sự cần bằng trong cơ thể; chức năng Can, chức năng Tỳ vị được hồi phục và tăng cường thì bệnh sẽ tự nhiên sẽ thuyên giảm.

Khang Mạch Linh giúp hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giúp thành mạch không bị xơ hóa, tăng khả năng đàn hồi của thành mạch; khi thành mạch bị xơ hóa dễ dẫn tới tình trạng hình thành các khối huyết ứ, gây cản trở dòng lưu thông máu, gây tình trạng viêm tắc, xuất huyết. 

Quá trình cải thiện bệnh người bệnh cần kiên trì để tăng cường sức đề kháng, với tình trạng ứ huyết, phát ban kéo dài thì cần nhiều thời gian để các dược liệu mới có thể đả thông được các mạch máu và thanh nhiệt lương huyết; chân tay sẽ hồng hào trở lại, không còn các phát ban, không còn thấy đau ở các khớp, vận động và đi lại bình thường.

Ngoài ra bệnh nhân cần quan tâm tới chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh nhằm tăng cường đề kháng toàn trạng, bệnh sẽ nhanh thuyên giảm.

Viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp cải thiện - 3

Khang Mạch Linh mang tới tin vui cho bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng. Kiên trì sử dụng đúng và đủ liệu trình giúp bệnh ổn định lâu dài.

Thông tin chi tiết về Khang Mạch Linh, xem thêm tại đây:

Website: http://khangmachlinh.com

Facebook: https://www.facebook.com/khangmachlinh/

Hotline: 0982 91 55 53

Đặt hàng Khang Mạch Linh, độc giả có thể đặt trực tiếp theo hotline trên để nhận tư vấn từ chuyên gia.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN