Triệu chứng nổi mề đay điển hình và cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng nổi mề đay không quá khó để nhận biết, tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về dấu hiệu nổi mề đay thường gặp. Do vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ triệu chứng bệnh cũng như biết nổi mề đay dấu hiệu bệnh gì để có cách phòng bệnh hiệu quả.
Những triệu chứng nổi mề đay điển hình
Nổi mề đay là hiện tượng phản ứng viêm da, tình trạng này xuất hiện do sự tác động của chất trung gian là histamin.
Nổi mề đay là hiện tượng phản ứng viêm da
Triệu chứng nổi mề đay có thể nổi ở một khu vực hoặc toàn thân. Đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm, cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Do vậy, bạn cần nắm rõ những triệu chứng nổi mề đay để điều trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh mề đay thường gặp bạn nên lưu ý.
1. Ngứa trên da là triệu chứng nổi mề đay đầu tiên
Thông thường nếu xuất hiện hiện tượng nổi mề đay người bệnh sẽ cảm thấy ngứa trên da. Giai đoạn đầu, dấu hiệu của nổi mề đay đó là nổi da gà kèm theo những cơn ngứa, nóng rát khó chịu.
Ngứa trên da là triệu chứng nổi mề đay đầu tiên
2. Nổi mẩn đỏ phát ban
Triệu chứng bệnh dị ứng nổi mề đay tiếp theo mà bạn nên lưu ý đó là hiện tượng nổi mẩn đỏ phát ban. Ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể sẽ xuất hiện những mẩn đỏ không đều màu.
3. Mụn nước
Triệu chứng nổi mề đay hay dấu hiệu nổi mày đay đặc trưng nhất đó là trên cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều mụn nước li ti ở một số vị trí.
Nếu chẳng may những mụn nước này bị vỡ sẽ lây lan sang những vùng da xung quanh. Theo đó biểu hiện của nổi mề đay sẽ càng nghiêm trọng.
4. Khó thở là biểu hiện nổi mề đay mức độ nặng
Một khi nổi mề đay phát triển nặng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Bên cạnh dấu hiệu nổi mề đay khó thở còn kèm theo rối loạn tiêu hóa, sốt cao, trụy tim… Đây là triệu chứng mề đay mà bạn cần đặc biệt lưu ý.
Triệu chứng nổi mề đay mức độ nặng là khó thở
5. Dấu hiệu bệnh nổi mề đay là nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một triệu chứng nổi mề đay khi bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng nổi mề đay, nhất là những vết thương trên da nếu gãi mà không được chữa trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng, hoặc hoại tử.
Ngoài những dấu hiệu bệnh mề đay trên người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác như:
- Nóng da;
- Suy nhược cơ thể;
- Các triệu chứng nổi mề đay phù mạch tại như môi, mi mắt, bộ phận sinh dục ngoài…
- Huyết áp giảm đột ngột;
- Bụng đau quặn;
- Choáng váng, ngất xỉu, mất ý thức;
- Sốc phản vệ.
Nổi mề đay là dấu hiệu của bệnh gì?
Bên cạnh dấu hiệu nhận biết nổi mề đay thì “Nổi mề đay là triệu chứng của bệnh gì” là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, nổi mề đay còn là triệu chứng của một số bệnh lý khác, điển hình như:
1. Nổi mề đay là dấu hiệu của bệnh gì? - Bệnh gan
Xuất hiện triệu chứng nổi mề đay có thể do bạn đang gặp vấn đề về gan như viêm gan siêu vi B, C, nóng gan... Ngoài hiện tượng nổi mày đay người bệnh còn bị da khô, sần sùi, sạm nám, mụn...
2. Nổi mề đay do dị ứng thời tiết
Nổi mề đay là biểu hiện của bệnh gì? - có thể bắt nguồn do dị ứng thời tiết. Thông thường, khi có hiện tượng mẫn cảm với thời tiết, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giãn mạch. Lúc này, chất huyết tương trong máu tràn qua thành mạch, xâm nhập vào các mô gây nên ngứa ngáy, sưng phù.
3. Nhiễm giun sán trong máu
Nhiễm giun sán trong máu cũng gây ra triệu chứng nổi mề đay ngứa. Khi nhiễm một số loại ký sinh trùng như giun sán, giun đũa... chúng di chuyển dưới da, niêm mạc, trong máu, phổi hoặc gan sẽ làm cho cơ thể bạn bị nổi mề đay.
4. Triệu chứng nổi mề đay xuất hiện do dị ứng mỹ phẩm
Có rất nhiều thành phần trong các loại mỹ phẩm không thích hợp với làn da của bạn, khi sử dụng sẽ gây nên tình trạng dị ứng, nổi mề đay.
Biểu hiện của dị ứng nổi mề đay do mỹ phẩm cần lưu ý đó là da đỏ ửng, ngứa, nổi mụn trứng cá, sưng phù...
Cách chữa nổi mề đay hiệu quả
Để khắc phục các triệu chứng nổi mề đay người bệnh có thể được chỉ định bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Dưới đây là những phương pháp “đánh bay” biểu hiện nổi mề đay thường được áp dụng và mang lại hiệu quả.
+ Điều trị biểu hiện bệnh nổi mề đay bằng thuốc Tây, gồm: Các thuốc bôi ngoài da (kem tinh dầu bạc hà, Calamine); thuốc kháng sinh histamin; thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm...
+ Điều trị hiện tượng ngứa nổi mề đay bằng dân gian với những nguyên liệu: Lá chè xanh, lá khế, lá hẹ…
+ Điều trị mề đay bằng Đông y với bài thuốc từ thảo dược sạch Đông y của TT Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc được bào chế dưới dạng cao viên với các dược liệu như Phong phong, Bồ công anh, Kim ngân hoa,... giúp bệnh nhân loại bỏ các triệu chứng mẩn ngứa, ngăn ngừa tái phát.
Nổi mề đay không chỉ khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý. Do vậy, khi có những biểu hiện bệnh nổi mề đay bạn hãy chủ động đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.
>> Xem thêm: Thầy thuốc tư vấn cách điều trị bệnh nổi mề đay khi giao mùa hiệu quả