Phát triển dược liệu sạch, thu nhập người dân nâng cao gấp 10 lần

“Sau khi Huyện phối hợp với Công ty Nam Dược, đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như cây Cát cánh, cây đương quy thì hiệu quả kinh tế gấp cao 10 lần cây ngô, đời sống của người dân được nâng cao”, lãnh đạo huyện Bắc Hà thông tin”.

Góp phần xóa đói giảm nghèo

Trong ngành y học cổ truyền, Nam Dược là một trong những công ty tiên phong trong việc nghiên cứu, trồng trọt thu hái dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO ngay tại Việt Nam.

Được biết, sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, công ty Nam Dược nhận thấy, cây cát cánh trồng tại Việt Nam có hàm lượng hoạt chất cao, giá thành ổn định, năng suất sản lượng cao. Đặc biệt, khu dược liệu Cát Cánh được sự hỗ trợ của BioTrade (Dự án phát triển Dược liệu sạch của Châu Âu) nên Nam Dược đã quyết tâm chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào, quyết định nhân rộng các vùng trồng Cát cánh ở Bắc Hà - Lào Cai.

Phát triển dược liệu sạch, thu nhập người dân nâng cao gấp 10 lần - 1

Công ty Nam Dược đã xây dựng thành công vùng trồng cây Cát Cánh chuẩn hóa tại Bắc Hà- Lào Cai.

Năm 2015, công ty đã xây dựng thành công vùng trồng cây Cát Cánh chuẩn hóa và tới T9.2018, vùng trồng được Bộ Y tế thẩm định đạt theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở Bắc Hà. Với cam kết theo đuổi những giá trị như: nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị của sản phẩm, bảo tồn nguồn gen cây dược liệu và góp phần phát triển kinh tế bản địa bền vững, từ nhiều năm qua Nam Dược đã được sự hỗ trợ và đồng hành của Dự án BioTrade.

Sau khi đưa vùng dược liệu về vùng cao, Nam Dược đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân và được chính quyền địa phương đánh giá rất cao.

Trao đổi với PV, ông Bùi Quang Hưng, Phó Chủ tịch huyện Bắc Hà, Lào Cai cho biết, trước đây khu vực đang trồng cây cát cánh này trồng cây ngô, cây lúa nhưng giá trị rất thấp (thu nhập dưới 10 triệu/ha).

Phát triển dược liệu sạch, thu nhập người dân nâng cao gấp 10 lần - 2

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân cách trồng và chăm sóc cây Cát Cánh.

“Sau khi Huyện phối hợp với Công ty Nam Dược, đưa cây Dược liệu có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như cây Cát cánh, cây Đương quy thì hiệu quả kinh tế gấp cao 10 lần cây ngô, đời sống của người dân được nâng cao”, ông Hưng cho biết.

Cũng theo ông Hưng, sau khi vùng dược liệu Cát Cánh được nhân rộng, nhận thức của người dân về môi trường trồng cây dược liệu được đảm bảo. Huyện sẽ phối hợp với Công ty Nam Dược để nhân rộng cây dược liệu Cát Cánh vừa đảm bảo đời sống bà con vừa phát triển gắn với du lịch. Huyện sẽ phối hợp với doanh nghiệp thu mua sản phẩm cho bà con, cung cấp giống cho nông dân, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nhân dân.

Phó Chủ tịch huyện Bắc Hà cũng cho biết, sau 3 năm trồng dược liệu đời sống của nhân dân huyện Bắc Hà có sự thay đổi rõ rệt.

Vừa tưới cây Cát Cánh, chị Giàng Xuốn Phấn, 38 tuổi (Lùng Phình, Bắc Hà, Lào Cai) vừa phấn khởi cho biết, trước đây, khi cây Cát Cánh chưa được trồng tại địa phương, chị và chồng chị phải đi làm ăn xa mà thu nhập rất thấp, cơm không đủ ăn.

Phát triển dược liệu sạch, thu nhập người dân nâng cao gấp 10 lần - 3

Chị Giàng Xuốn Phấn vui mừng vì cây Cát Cánh được trồng tại địa phương mà gia đình chị ấm no, con cái được học hành.

“Từ ngày có cây cát cánh 2 vợ chồng tôi được huyện giao cho chăm bón, chăm sóc, mỗi tháng gia đình có 10 triệu. Tôi đã nuôi được 4 đứa con ăn học, mua được xe máy, tivi, xây nhà. Không những thế chúng tôi còn mua được 6 con trâu và 4 con ngựa”, chị Phấn hồ hởi.

Mục tiêu chuẩn hóa chất lượng, bảo tồn cây thuốc quý

Bà Trương Thị Quỳnh Phương, cán dự án BioTrade cho biết: đồng hành cùng Nam Dược nhiều năm trong việc phát triển dược liệu sạch, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO, BioTrade đánh giá cao sự đầu tư bài bản và sự minh bạch trong sản xuất. Các giá trị mà Nam Dược theo đuổi cũng phù hợp với các giá trị của BioTrade, đó là: bảo tồn cây thuốc Việt, phát triển bền vững, chia sẻ lợi ích với người dân và minh bạch.

Cũng theo bà Phương, BioTrade đặt mục tiêu đồng hành cùng các doanh nghiệp dược Việt Nam phát triển nguồn nguyên liệu dược có chất lượng ổn định, đồng thời bảo tồn các cây làm thuốc ở Việt Nam không bị mất nguồn gen quý hiếm thông qua trồng trọt và thu hái bền vững.

Tiêu chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế Thế giới được thiết lập nhằm quản lý chất lượng từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hái tới khâu bảo quản và sơ chế dược liệu. Vì vậy, áp dụng tiêu chuẩn này giúp đảm bảo dược liệu không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), dược liệu có hoạt chất cao, ổn định, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kiểm định, có thể truy xuất nguồn gốc.

Phát triển dược liệu sạch, thu nhập người dân nâng cao gấp 10 lần - 4

Siro ho-cảm Ích Nhi được sử dụng cho trẻ khi bị ho, cảm, sổ mũi.

Cát cánh là một trong những dược liệu chủ vị trong sản phẩm Siro ho-cảm Ích Nhi được sử dụng cho trẻ khi bị ho, cảm, sổ mũi. Với việc chủ động đầu tư các vùng trồng Dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO giúp đảm bảo hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Đó cũng chính là lý do nhiều năm qua Siro ho-cảm Ích Nhi được người tiêu dùng đánh giá cao về hiệu quả điều trị.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN