Xem "cái lu" chống ngập khổng lồ 2,6 tỷ USD ở Nhật Bản

Sự kiện: Tin tức Nhật Bản

Đề xuất "dùng lu chống ngập" của PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân là chủ đề được bàn tán sôi nổi gần đây. Trả lời báo chí, bà Xuân nhắc tới kinh nghiệm của Nhật Bản. Tuy nhiên, "cái lu" ở Nhật Bản có vẻ là một dạng công trình hoàn toàn khác.

Tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP. HCM khóa IX chiều 12/7, Phó giáo sư - tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM - đưa ra đề xuất với UBND TP.HCM về sáng kiến trang bị lu nước chống ngập khiến dư luận trong nước xôn xao.

Trao đổi với báo chí sau đó, bà Hồng Xuân cho biết ý tưởng của mình dựa trên kinh nghiệm của một số nước đã thực hiện chứ không hề viển vông. Trong đó, bà nhắc tới trường hợp ở Nhật Bản. Tiếp đó, bà Hồng Xuân giải thích thêm rằng mình dùng từ "cái lu" là để mọi người dễ hình dung. Còn thực chất ý của bà là mỗi nhà cần có một bể (hoặc hầm) chứa nước tùy theo diện tích nhà để chống ngập.

Trên thực tế, "cái lu" ở Nhật Bản là một công trình cực lớn.

Xem "cái lu" chống ngập khổng lồ 2,6 tỷ USD ở Nhật Bản - 1

Công trình thoát nước MAOUDC được hoàn tất với số tiền khoảng 2,6 tỷ USD

Công trình thoát nước MAOUDC được hoàn tất với số tiền khoảng 2,6 tỷ USD

Đó chính là Kênh thoát nước ngầm ngoài đô thị (MAOUDC) - công trình thuộc quyền quản lý của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản.

Được hoàn thành trong giai đoạn (1993-2006) với số tiền 2,6 tỷ USD, MAOUDC là công trình chống ngập lụt nằm ở thành phố Kasukabe, tỉnh Saitama thuộc vùng ngoại ô thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Với địa hình thấp hơn mực nước biển, vùng này luôn hứng chịu nhiều trận ngập lụt trong thời gian dài. 

Để ngăn điều này tái diễn, giới chức Nhật Bản quyết định xây dựng MAOUDC để đưa nước lũ tới một đường hầm ngầm dẫn tới một con sông lớn. Theo số liệu trên trang web Chokotabi Saitama, MAOUDC giúp đất nước mặt trời mọc tránh được thiệt hại hơn 120 tỷ yen (hơn 1 tỷ USD) do ngập lụt.

Nhật Bản chọn thành phố Kasukabe làm nơi đặt MAOUDC vì thành phố này đã trải qua quá trình đô thị hóa, đạt điều kiện đặt kênh xả nước với không gian lớn dưới mặt đất.

Xem "cái lu" chống ngập khổng lồ 2,6 tỷ USD ở Nhật Bản - 3

Công trình thoát nước gồm 5 hầm chứa hình trụ lớn bằng bê tông

Công trình thoát nước gồm 5 hầm chứa hình trụ lớn bằng bê tông

Theo thông tin trên trang web của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, công trình thoát nước gồm 5 hầm chứa hình trụ lớn bằng bê tông, cao khoảng 65m, đường kính 32m, đủ rộng để chứa một tàu con thoi hay tượng Nữ thần Tự do. Tất cả các hầm chứa này được nối thông với nhau bằng một đường hầm có thiết kế cong, đường kính 10m, dài 6,4 km.

Ở cuối công trình, nước được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ. Bể này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm soát dòng nước trong trường hợp một máy bơm gặp sự cố. Bể chứa có chiều dài 177m, rộng 78m và cao khoảng 22m.

Xem "cái lu" chống ngập khổng lồ 2,6 tỷ USD ở Nhật Bản - 5

Du khách tham quan "cái lu" khổng lồ ở Nhật Bản

Du khách tham quan "cái lu" khổng lồ ở Nhật Bản

Tại MAOUDC, khi không chứa nước chống ngập thì công trình này được sử dụng phục vụ khách du lịch. Một tour du lịch 60 phút luôn chào đón các du khách đặt chỗ trước để tham quan công trình kỳ vĩ này. Chuyến đi sẽ bắt đầu tại điểm hẹn RyuQkan. Hướng dẫn viên sẽ giới thiệu về lịch sử và lý do công trình được xây dựng bằng một bản đồ. 

Các thông tin chi tiết về mục đích và cấu trúc của công trình sẽ được cung cấp thêm bằng video và mô hình minh họa. Tại khu vực chỉ huy trung tâm, nhân viên sẽ giám sát công trình thoát nước hoạt động và tình hình thời tiết để cân nhắc việc chạy hay ngừng hoạt động.

Sau khi nắm rõ mục đích và cấu trúc của MAOUDC, du khách sẽ được dẫn tới bể điều tiết áp lực nước. Tại đây, vì lý do an toàn nên khách tham quan không thể đi giày cao gót hay xăng đan. 

Lộ diện công trình bí ẩn khổng lồ ngay bên dưới bờ biển ngoài khơi Mỹ?

Một công trình bí ẩn dài 3,2km, được phát hiện ở ngoài khơi New Jersey, những người tin vào thuyết âm mưu tuyên bố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Matcha, Floodlist ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN