Vụ thử bom hạt nhân khổng lồ khiến cả một ngọn núi dịch chuyển vị trí

Quả bom này phát ra năng lượng tương đương 109.000-276.000 tấn thuốc nổ TNT.

Vụ thử bom hạt nhân khổng lồ khiến cả một ngọn núi dịch chuyển vị trí - 1

Vụ thử bom hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 9 năm ngoái đã khiến núi Mantap dịch chuyển khoảng 3,5 m về phía nam (Ảnh minh họa)

Vụ thử nghiệm bom hạt nhân của Triều Tiên vào tháng 9 năm ngoái phát ra năng lượng gấp 10 lần năng lượng của quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki, Nhật Bản vào năm 1945.

Vụ thử nghiệm cũng khiến nhiều phần của đỉnh núi sụt xuống nửa mét và ngọn núi dịch chuyển khoảng 3,5 m về phía nam.

Đây là kết luận được rút ra bởi các nhà địa vật lý, những người sử dụng radar vệ tinh và các dụng cụ đón sóng để tính toán độ sâu và sức mạnh của vụ nổ.

Trong tạp chí Science vừa phát hành ngày hôm nay, các nhà khoa học cũng viết về các dấu hiệu cho thấy hệ thống đường hầm dưới lòng đất tại bãi thử đã đổ sập 8,5 phút sau khi quả bom phát nổ.

Trong quá khứ, công nghệ vệ tinh đã giúp vẽ ra bản đồ mặt đất và các thay đổi sau động đất.

Nhưng đây là lần đầu tiên công nghệ này được sử dụng để kiểm tra bãi thử bom hạt nhân, theo Teng Wang, đồng tác giả của nghiên cứu và nhà địa vật lý tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore.

"Chúng tôi chưa bao giờ thấy sự dịch chuyển lớn như vậy gây ra bởi hoạt động của con người qua hình ảnh vệ tinh", Wang nói.

Vụ thử bom hạt nhân khổng lồ khiến cả một ngọn núi dịch chuyển vị trí - 2

Ảnh vệ tinh chụp bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở núi Mantap của Triều Tiên

Kể từ khi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện vào năm 1996, chín cuộc thử hạt nhân đã diễn ra.

Trong đó, 6 vụ được thực hiện bởi Triều Tiên và 5 vụ xảy ra tại bãi thử trong núi Mantap – ngọn núi chỉ cao hơn 2.200 m - của nước này.

Các quả bom hạt nhân được kích nổ tại những phòng rộng bên trong núi.

Điều này có nghĩa là chi tiết của các vụ thử nghiệm, ví dụ như năng lượng do quả bom phát ra, là điều bí ẩn với thế giới bên ngoài.

Đến hôm nay, các chi tiết này mới được tiếng sĩ Wang và đồng nghiệp tiết lộ.

Tiến sĩ Wang và các đồng nghiệp suy ra sức mạnh và vị trí chính xác của cuộc thử nghiệm ngày 3.9 năm ngoái. (Vụ nổ này kích hoạt một trận động đất 6,3 độ richter).

Họ tính toán được rằng đỉnh núi sụt xuống khoảng nửa mét và một phần của ngọn núi dịch chuyển về phía nam.

Để gây ra sự biến dạng này, quả bom giải phóng năng lượng tương đương 109.000-276.000 tấn thuốc nổ TNT bên trong căn phòng dài 450 m dưới đỉnh núi Mantap.

Trong khi đó, quả bom phát nổ ở Nagasaki chỉ phát ra năng lượng tương đương 20.000 tấn thuốc nổ.

Ngoài trận động đất mạnh 6,3 độ, các nhà khoa học cũng phát hiện hoạt động địa chất thứ hai nhỏ hơn, xảy ra cách đó 700 m về phía nam và sau 8,5 phút.

Sóng phát ra bởi hoạt động địa chấn này không giống một vụ nổ mà giống mặt đất đã nổ tung. Các nhà địa vật lý cho rằng đây có thể là dấu hiệu “cho thấy sự sụp đổ của hệ thống đường hầm của bãi thử nghiệm".

Vụ nổ lớn nhất lịch sử, tạo sóng xung kích gấp 10.000 lần bom nhiệt hạch

Trái đất từng ghi nhận vụ nổ tạo ra âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại, gấp 10.000 lần bom nhiệt hạch và đứng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - news.com.au ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN