Viện trợ vũ khí cho Ukraine, Đức thất vọng với quốc gia hơn 200 năm trung lập

Đức cung cấp siêu pháo tự hành Gepard cho Ukraine nhưng không thể kèm theo nhiều đạn, trong khi quốc gia có nhiều đạn thì lại nhất định không cung cấp cho Kiev.

Thủ tướng Đức đứng cạnh pháo tự hành Gepard (ảnh: Reuters)

Thủ tướng Đức đứng cạnh pháo tự hành Gepard (ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Kinh tế, Phó Thủ tướng Đức – ông Robert Habeck – đã chỉ trích quốc gia châu Âu này vì từ chối cung cấp cho Ukraine loại đạn sử dụng cho siêu pháo tự hành Gepard.

Trả lời phỏng vấn của Die Zeit (báo Đức) hôm 15/2, ông Habeck cho rằng, Thụy Sĩ có vũ khí nhưng không muốn cung cấp cho Ukraine.

“Một số quốc gia có nhiều vũ khí nhưng không muốn cung cấp cho Ukraine vì những lý do lịch sử”, ông Habeck nói.

“Chúng tôi đang đàm phán với Thụy Sĩ và tôi phải nói thẳng rằng: Tôi không thể hiểu vì sao Thụy Sĩ không cung cấp đạn pháo Gepard cho Ukraine”, ông Habeck nói thêm.

Theo CNN, Đức đã viện trợ nhiều hệ thống pháo Gepard và đạn pháo do Đức sản xuất cho Ukraine. Tuy nhiên, lượng đạn pháo mà Đức có là không đủ và Berlin đã đề nghị Thụy Sĩ gửi đạn pháo cho Ukraine.

Thụy Sĩ từ chối đề nghị trên, nhấn mạnh rằng tính trung lập của nước này cần được đảm bảo. Từ năm 1815, Thụy Sĩ đã tuyên bố trung lập vĩnh viễn.

Phát biểu của Phó Thủ tướng Đức được đưa ra trong bối cảnh các bộ trưởng NATO đang nhóm họp ở Brussels. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho hay, lực lượng Ukraine đang sử dụng đạn dược vượt năng lực sản xuất của NATO.

“Xung đột ở Ukraine tiêu tốn lượng đạn dược khổng lồ và làm cạn kiệt kho dự trữ của nhiều nước đồng minh”, ông Stoltenberg nói.

Trong khi khó nhờ cậy Thụy Sĩ, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết, Berlin mới đây đã ký hợp đồng sản xuất đạn pháo với công ty Rheinmetall (Đức).

Hôm 15/2, Rheinmetall xác nhận hợp đồng trên, tiết lộ rằng họ sẽ sản xuất khoảng 300.000 đạn pháo cho hệ thống Gepard.

“Giá trị đơn đặt hàng là hàng triệu euro”, Rheinmetall tiết lộ.

Cùng ngày 15/2, chính phủ Thụy Sĩ tuyên bố, luật pháp nước này không cho phép tịch thu tài sản của công dân Nga để gửi cho Ukraine.

“Việc tịch thu tài sản tư nhân đang bị đóng băng là không phù hợp với hiến pháp, quy định và các cam kết của Thụy Sĩ”, chính phủ Thụy Sĩ tuyên bố.

Trước đó, Thụy Sĩ đã đóng băng khoảng 8,13 tỷ USD tài sản của các cá nhân, tổ chức Nga nhằm tuân thủ lệnh trừng phạt của EU. Trong khi EU tìm cách tịch thu tài sản của Nga và gửi chúng sang Ukraine, Thụy Sĩ từ chối tham gia kế hoạch này.

Theo RT, luật pháp Thụy Sĩ có quy định “cấm suy công tài sản tư nhân mà không bồi thường”.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia trung lập hơn 200 năm đứng trên ranh giới cho phép cung cấp vũ khí cho Ukraine

Thụy Sĩ đang tiến gần hơn tới việc xóa bỏ truyền thống trung lập kéo dài hơn 200 năm qua để cho phép các quốc gia thứ ba cung cấp vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất cho Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Quốc – RT, Aljazeera ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN