Video mô phỏng vỡ đập Tam Hiệp gây xôn xao mạng xã hội TQ

Một video mô phỏng hậu quả thảm khốc nếu sự cố vỡ đập Tam Hiệp xảy ra được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Video mô phỏng vỡ đập Tam Hiệp lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Nguồn: Taiwan News

Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, 45,2 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng đang tàn phá 27 tỉnh dọc sông Dương Tử, sông Hoài và sông Hoàng Hà cũng như khu vực miền nam Trung Quốc từ đầu tháng 6.

Nhiều người nghi ngờ về sự kiên cố của đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất hành tinh, khi nó phải đối mặt với phép thử lớn nhất từ trước tới nay. Một số khác nghi ngờ về chức năng kiểm soát lũ của con đập khi tình trạng ngập lụt xuất hiện ở cả thượng lưu, trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử, theo Taiwan News.

Hôm 21/7, trang tin tài chính Caijing Lengyan của Trung Quốc đăng tải một video gây tranh cãi khi mô phỏng trận lũ lụt kinh hoàng sẽ xảy ra nếu vỡ đập Tam Hiệp. Video cho thấy đường đi, tốc độ, độ sâu của "bức tường nước" nếu đập Tam Hiệp gặp sự cố và nước lũ có thể lan tới thành phố Vũ Hán, cách đập 300 km.

Cảnh quay mô phỏng bắt đầu bằng bằng thông báo chiều cao hơn 180 mét và chiều dài 2.355 mét của đập Tam Hiệp. Mực nước tối đa của hồ chứa trong đập là 175 m và dung tích 39,3 tỷ m3 nước.

Theo thông tin trong video, sau khi đập Tam Hiệp vỡ, một "bức tường nước" khổng lồ cao gần 100 mét sẽ nhanh chóng được xả ra.

Do các ngọn núi dốc ở 2 bên bờ sông, nước lũ không được phân tán ra một diện tích rộng. Ước tính tốc độ của trận lũ có thể vượt quá 100 km/h.

Vì khoảng cách từ đập Tam Hiệp tới thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc chỉ khoảng 50 km nên thời gian lũ lụt quét tới thành phố này sau khi đập vỡ là khoảng 30 phút. Cát Châu Bá, con đập nhỏ hơn nằm dưới hạ lưu đập Tam Hiệp, được cho là bị "nghiền nát" bởi lũ dữ và thành phố Nghi Xương cũng bị "chôn vùi" bởi dòng nước lũ cao tới 20 mét, di chuyển với tốc độ 70 km/h.

Trong mô phỏng, sau khi đi qua Nghi Xương, lũ dữ tiếp tục di chuyển dọc theo sông Dương Tử, nhấn chìm các thị trấn trên đường đi của nó với vận tốc trên 60 km/h. Chiều cao của dòng nước lũ thời điểm này là khoảng 15 - 20 mét.

Nước lũ tiếp tục nhấn chìm thành phố Nghi Đô (tỉnh Hồ Bắc), tràn ra khỏi thung lũng trước khi đổ về đồng bằng, làm tăng đáng kể diện tích bị ảnh hưởng.

Khi được phân tán ở đồng bằng, chiều cao của dòng nước lũ giảm chỉ còn khoảng 8 mét và vận tốc là 25 km/h. Lũ lụt tiếp tục đến thành phố Kinh Châu, Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) và Nhạc Dương (tỉnh Hồ Nam). Sau đó, trận lũ được dự đoán đi về phía đông và yếu dần khi đổ vào các hồ cách đập Tam Hiệp 700 km.

Tuy nhiên, tính thực tế của video này không cao. Ngay thông tin trong video đã khẳng định: "Dữ liệu được sử dụng để mô phỏng chỉ là ước tính và không có giá trị tham khảo về thực tế". Dẫu vậy, nó vẫn thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc.

Trước đó, tờ Asia Times dẫn tin từ hãng Tân Hoa xã cho hay, tập đoàn Tam Hiệp, đơn vị phụ trách quản lý đập Tam Hiệp, cho biết một số phần ngoại vi của đập thủy điện lớn nhất hành tinh bị vênh.

"Sự biến dạng nhẹ" của đập Tam Hiệp xảy ra hôm 18/7 sau khi đợt lũ từ các tỉnh thành phía tây, dọc thượng nguồn sông Dương Tử như Tứ Xuyên hay Trùng Khánh đạt đỉnh ở mức kỷ lục 61.000 m3/s, theo tập đoàn Tam Hiệp.

Đơn vị quản lý đập Tam Hiệp còn lưu ý các phần của con đập bị biến dạng nhẹ, tác động tới một số cấu trúc ngoại vi, và việc các bức tường của đập bị thấm nước cũng được ghi nhận trong 2 ngày cuối tuần qua khi nước lũ được giải phóng. Tuy nhiên, tình trạng tường bị thấm nước không kéo dài lâu.

Tân Hoa xã nhấn mạnh, mọi số liệu của đập Tam Hiệp vẫn đạt tiêu chuẩn và biến dạng nhẹ nằm trong tính toán khi thiết kế đập.

Nguồn: [Link nguồn]

Giải quyết tranh chấp siêu đập thủy điện chặn dòng sông Nile: Mấu chốt ở TQ?

Trung Quốc có thể không trực tiếp tài trợ cho siêu đập thủy điện lớn nhất châu Phi chặn dòng sông Nile nhưng Bắc Kinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Taiwan News ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN