Vì sao Trung Quốc thận trọng trước lời kêu gọi thu hồi Đài Loan bằng vũ lực?

Trung Quốc thời gian gần đây thể hiện quan điểm muốn “hạ nhiệt” làn sóng kêu gọi thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, nhưng một chuyên gia chỉ ra rằng đó là vì Bắc Kinh có muốn cũng không thể dễ dàng thu hồi được đảo Đài Loan.

Binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc trong một cuộc tập trận đổ bộ.

Binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc trong một cuộc tập trận đổ bộ.

Drew Thompson, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ am hiểu về quan hệ song phương Mỹ-Trung, mới đây đã đưa ra những nhận định trên tạp chí Foreign Policy (FP) về khả năng Bắc Kinh thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực.

Ông Thompson đưa ra quan điểm cho rằng thu hồi Đài Loan luôn là chiến lược trọng tâm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Những diễn biến gần đây liên quan đến đại dịch Covid-19 là “dấu hiệu tích cực” để Trung Quốc siết chặt gọng kìm với Đài Loan. Nhưng Bắc Kinh đã bày tỏ quan điểm muốn “hạ nhiệt” làn sóng ở trong nước kêu gọi thu hồi Đài Loan. Lý do rất đơn giản là vì tiềm lực và năng lực quân sự của Trung Quốc chưa thể đáp ứng tham vọng trên, theo ông Thompson.

Ông Thompson chỉ ra rằng dấu hiệu Trung Quốc phô trương hoạt động quân sự trong bối cảnh thế giới tập trung chống dịch Covid-19 là rõ ràng. Đó là các cuộc tập trận quân sự của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc ở vùng biển Nhật Bản, Biển Đông hay việc các tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Các máy bay và tàu chiến cũng tăng cường hoạt động tuần tra quanh đảo Đài Loan.

Hồi đầu năm nay, phát ngôn viên của Văn phòng các vấn đề Đài Loan ở Bắc Kinh nói làn sóng kêu gọi “thu hồi Đài Loan bằng vũ lực” đang ngày càng lớn mạnh ở đại lục. Đến tháng 4, văn phòng này đăng thông tin Trung Quốc có phương án lâu dài cho một chiến dịch quân sự ở Đài Loan.

Để hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra, thu hồi Đài Loan luôn là mục tiêu hàng đầu. Ông Thompson cho rằng, Trung Quốc đang có ý “nhắc nhở” xu hướng mong muốn tách biệt khỏi đại lục ở Đài Loan mà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn là người đi đầu.

Dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, quân đội Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa, cải tổ mạnh mẽ cả về cơ cấu tổ chức, tạo ra cơ hội để ông Tập giải quyết tận gốc vấn đề mà các thế hệ lãnh đạo trước đây chưa làm được.

Nhưng phát động chiến dịch quân sự thu hồi Đài Loan là điều Trung Quốc “đi dễ, khó về”, theo ông Thompson. Đài Loan biết những rủi ro thường trực nên không ngừng nâng cấp, mở rộng năng lực phòng thủ, đề ra những phương hướng tác chiến phi đối xứng để đối phó với quân đội Trung Quốc.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Đài Loan đã ký thêm nhiều thỏa thuận mua vũ khí Mỹ, được ông Trump công khai ủng hộ mạnh mẽ. Đó là những cơ sở để Trung Quốc đánh giá những rủi ro và từ đó phải gác lại những kế hoạch quân sự đối với Đài Loan, theo ông Thompson.

Cựu quan chức Mỹ cho rằng, ổn định vấn đề trong nước, khôi phục đà tăng trưởng kinh tế mới là điều quan trọng với giới lãnh đạo Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

Theo ông Thompson, trong quá khứ, Trung Quốc cũng chưa từng chủ động phát động chiến tranh để giải quyết bất ổn nội bộ. Năm 1962, Trung Quốc đã tính toán đến việc Mỹ bị phân tâm vì cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba nên phát động chiến dịch chớp nhoáng giành quyền kiểm soát lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ. Nhưng đó là khi Ấn Độ chưa lường trước được mối đe dọa từ bên kia bên giới.

Ông Thompson kết luận rằng thu hồi Đài Loan, dù phải dùng đến vũ lực là mục tiêu lâu dài của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng ở thời điểm hiện tại, rủi ro về quân sự, kinh tế, quan hệ ngoại giao với Mỹ là quá lớn để Trung Quốc có thể chấp nhận đánh đổi.

Nguồn: [Link nguồn]

Dư luận sục sôi đòi chớp thời cơ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, TQ tìm cách ”hạ nhiệt”

Trung Quốc đang cố gắng trấn an trong bối cảnh dư luận trong nước và nhiều nhà phân tích quân sự liên tục kêu gọi Bắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - FP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN