Vì sao nước sôi hắt lên trời cực lạnh đóng băng nhanh hơn nước lạnh?

Một người đàn ông ở Ontario, Canada hắt nước sôi ngoài trời và chứng kiến cảnh nước đóng băng ngay lập tức, trong điều kiện nhiệt độ giảm tới âm 34 độ C.

Theo Mirror, đoạn video mới đăng tải trên internet quay cảnh người đàn ông hắt nước sôi bốc hơi lên trời. Lượng nước sôi này đóng băng ngay lập trức, trong điều kiện nhiệt độ âm 34 độ C.

Báo Anh cho biết, video quay tại thị trấn Couburg, bang Ontario, Canada. Nhiều video tương tự xuất hiện trên internet những ngày qua, trong bối cảnh khu vực Bắc Mỹ đang trải qua nhiệt độ thấp kỷ lục, lên tới âm 50 độ C.

Việc nước sôi đóng băng ngay lập tức trước khi rơi xuống đất, trong điều kiện nhiệt độ thấp được cho là hiệu ứng Mpemba.

Vì sao nước sôi hắt lên trời cực lạnh đóng băng nhanh hơn nước lạnh? - 1

Người đàn ông làm thí nghiệm để kiểm tra hiệu ứng Mpemba.

Hiệu ứng Mpemba được đặt tên sau khi một sinh viên Tanzania có tên Erasto Mpemba đã quan sát thấy hỗn hợp kem nóng đông nhanh hơn kem lạnh.

Năm 1969, tại Đại học Dar es Salaam, Erasto Mpemba công bố nghiên cứu, cho thấy khối lượng nước nóng và nước lạnh tương đương nhau đựng trong các thùng giống nhau sẽ đóng băng ở thời điểm khác nhau. Dĩ nhiên là nước nóng đóng băng trước.

Hồi năm 2016, một nhóm các nhà vật lý ở trường Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, đã công bố nghiên cứu mà họ tin là có thể giải thích được hiện tượng trên.

Vì sao nước sôi hắt lên trời cực lạnh đóng băng nhanh hơn nước lạnh? - 2

Nước sôi đóng băng ngay khi được hắt lên trời.

Điểm mấu chốt nằm ở sự tương tác bất thường giữa các phân tử nước. Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết điện tích cao, gọi là "liên kết hydro". Chính điều này đã tạo ra độ căng trên bề mặt nước và khiến nó đạt tới điểm sôi nhanh hơn so với các chất lỏng khác.

Tiến sỹ Sun Changqing và Tiến sỹ Xi Zhang ở trường Đại học Công nghệ Nanyang cho rằng, sự liên kết hydro cũng quyết định cách các phân tử nước lưu trữ và giải phóng năng lượng.

Vì sao nước sôi hắt lên trời cực lạnh đóng băng nhanh hơn nước lạnh? - 3

Trong điều kiện nhiệt độ phù hợp, nước sôi đóng băng ngay lập tức.

Tỷ lệ năng lượng được giải phóng khác với trạng thái ban đầu của nước và vì thế nước nóng có thể giải phóng năng lượng nhanh hơn trong môi trường lạnh đến mức đóng băng.

Tuy vậy, không phải lúc nào nước sôi cũng đóng băng hoàn toàn như đoạn video trên. Người dân được cảnh báo không nên hắt thử nước sôi vì nếu không đúng điều kiện phù hợp, nước có thể không kịp đóng băng hoàn toàn và thậm chí rơi xuống trúng người vừa hắt.

Rét kỷ lục ở Mỹ: Rồng Nam Mỹ “rơi như mưa” từ trên cây

Rét kỷ lục lan đến bang Florida khiến cho loài Rồng Nam Mỹ sống ở khu vực này đông cứng và rơi từ trên cây xuống như...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Mirror ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN