Vì sao Mỹ không mạnh tay trừng phạt khi ông Putin lệnh đưa quân tới vùng ly khai Ukraine?

Quyết định đưa quân đội Nga tiến vào vùng ly khai Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt ra thách thức mới đối với Mỹ, khi Washington phải tìm cách cân bằng giữa trừng phạt, răn đe và duy trì sự đoàn kết giữa các đồng minh.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt Nga.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt Nga.

Những phản ứng ban đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden được đánh giá là khá thận trọng, trừng phạt có giới hạn ở hai vùng ly khai, động thái mang ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn là răn đe Nga trên thực tế, theo New York Times.

Ông Biden ký sắc lệnh cấm công dân tham gia vào các hoạt động giao dịch, làm ăn và buôn bán ở Cộng hòa Donetsk (DPR) và Cộng hòa Lugansk (LPR) ở miền đông Ukraine. 

Đòn trừng phạt mang tính biểu tượng này giúp Mỹ vẫn bảo toàn các lệnh cấm vận mạnh mẽ hơn, trong trường hợp Nga vượt giới hạn, tấn công quân sự nhằm lật đổ chính phủ Ukraine.

Ở Washington, giới chức Mỹ hiện đang đánh giá việc ông Putin ra lệnh đưa quân vào vùng ly khai Ukraine có đồng nghĩa với việc Nga tấn công Ukraine hay không.

“Chúng tôi vẫn đang đánh giá xem Nga đã làm những gì”, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, nhấn mạnh rằng thực tế là quân đội Nga đã bí mật hoạt động ở vùng Donbass (miền đông Ukraine) trong 8 năm qua.

“Nga chính thức đưa quân vào vùng Donbass không phải là bước đi mới. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực ngoại giao”, quan chức này cho biết thêm.

Nhà Trắng thông báo, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung, nhưng vẫn còn chờ đánh giá cụ thể, cũng như cân nhắc các yếu tố liên quan.

Các đòn trừng phạt nặng nề nhất mà Mỹ từng nhắc đến như cô lập Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế, ngăn chặn Nga tiếp cận công nghệ bán dẫn và công nghiệp nặng, nhiều khả năng chỉ được cân nhắc nếu Moscow thực sự có hành động đưa quân vào thủ đô Kiev.

Các đồng minh châu Âu của Mỹ như Đức và Italia, không muốn ông Biden trừng phạt mạnh tay, vì châu Âu phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Một số quốc gia châu Âu có thể cho rằng, nếu binh sĩ Nga chỉ hiện diện ở các khu vực do phe ly khai kiểm soát thì vẫn còn hy vọng đàm phán, từ đó không tán thành trừng phạt mạnh tay.

Bên cạnh đó, các lựa chọn của ông Biden để chống lại bất kỳ động thái quân sự nào của Nga ở miền đông Ukraine là khá hạn chế. Ông Biden đã tự mình giới hạn các lựa chọn khi khẳng định không có kế hoạch đưa quân đội Mỹ tới Ukraine.

Tuy nhiên, có một luồng ý kiến ở Washington cho rằng, Mỹ cần hành động quyết liệt trước khi ông Putin mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga vượt ra khỏi vùng Donbass.

“Mỹ cần áp đặt ngay đòn trừng phạt nhằm vào đồng nội tệ Nga, cũng như đè bẹp lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga”, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói, sau khi ông Putin kết thúc bài phát biểu trước toàn quốc.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Coons, đồng minh thân cận với ông Biden, cũng cho rằng đã đến lúc Mỹ cần trừng phạt kinh tế Nga.

“Bây giờ là lúc Mỹ cần hành động quyết liệt để khiến Nga phải trả giá”, ông Coons nói, cho rằng “ông Putin sẽ vẫn còn tiếp tục leo thang căng thẳng ở Ukraine”.

Michael A. McFaul, cựu đại sứ Mỹ tại Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama, cũng kêu gọi ông Biden và các đồng minh của Mỹ không nên chờ đợi.

“Cần nhìn nhận thực tế rằng, Nga đã xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine”, ông A. McFaul nói. “Mỹ và phương Tây cần phản ứng quyết liệt, áp đặt toàn bộ các biện pháp trừng phạt mạnh nhất, chứ không phải cân nhắc phản ứng một cách giới hạn”. 

Nguồn: [Link nguồn]

Phản ứng ”lạ” của Mỹ sau khi ông Putin lệnh đưa quân vào hai tỉnh ly khai Ukraine 

Mỹ đã sơ tán toàn bộ các nhân viên ngoại giao từ Ukraine sang Ba Lan ngay trong đêm ngày 21.2, sau khi ông Putin công nhận độc lập và lệnh đưa quân tiến vào hai tỉnh ly khai miền đông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - New York Times ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN