Tỷ phú Nga hiếm hoi thoát lệnh trừng phạt, ăn nên làm ra giữa xung đột Nga – Ukraine

Không giống như nhiều nhà tài phiệt khác của Nga, tỷ phú này không bị Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt với cáo buộc “có liên quan” đến chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Vladimir Potanin – tỷ phú giàu nhất nước Nga theo xếp hạng của Bloomberg (ảnh: SCMP)

Vladimir Potanin – tỷ phú giàu nhất nước Nga theo xếp hạng của Bloomberg (ảnh: SCMP)

Khi một số công ty phương Tây rút vốn khỏi Nga vì e sợ các lệnh trừng phạt, Vladimir Potanin – tỷ phú giàu nhất nước Nga với tổng tài sản trị giá hơn 20 tỷ USD – tìm thấy cơ hội để mở rộng đế chế kinh doanh của mình.

Hôm 2.5, tập đoàn Interros do tỷ phú Potanin sở hữu cho biết, họ đã mua lại United Card Services – công ty dịch vụ thanh toán toàn cầu của Nga – với số tiền không được tiết lộ.

Tuần trước, tỷ phú Potanin cho biết, ông đã mua 35% cổ phần của TCS Group Holding – công ty sở hữu một trong những ngân hàng trực tuyến hàng đầu của Nga. Cổ phiếu của TCS Group Holding đã lao dốc kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tỷ phú Potanin từng tham gia đóng góp tài chính để tổ chức Olympic mùa đông 2014 tại Sochi. Ông cũng từng được truyền thông bắt gặp chơi khúc côn cầu trên băng với Tổng thống Nga Putin.

Hơn 2 tháng kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, ông Potanin vẫn chưa bị Mỹ hay EU áp đặt lệnh trừng phạt. Mặc dù bị Canada và Úc hạn chế kinh doanh, “ông trùm nickel Nga” vẫn là một trong số ít các tỷ phú Nga vẫn còn khả năng làm ăn với phương Tây, theo SCMP.

Phương Tây vẫn chưa nêu rõ lý do vì sao ông Potanin không bị trừng phạt như nhiều tài phiệt Nga khác. Theo SCMP, Tập đoàn Nornickel – “con bài tẩy” – mà tỷ phú Potanin nắm được có thể là lý do.

Ông Potanin sở hữu 36% cổ phần tại Nornickel. Đây là nhà sản xuất palladium và niken tinh chế lớn nhất thế giới, hiện được định giá khoảng 17 tỷ USD.

Phương Tây có lẽ vẫn chưa quên bài học hồi tháng 4.2018, khi Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với công ty Rusal của Nga, cũng là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc. Lệnh trừng phạt đã khiến giá nhôm ở Mỹ và châu Âu tăng thêm khoảng 30% và Washington hứng nhiều chỉ trích. Năm 2019, Mỹ phải dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Rusal.

Nhiều tỷ phú Nga bị phương Tây áp đặt trừng phạt, thậm chí tịch thu du thuyền giữa xung đột ở Ukraine (ảnh: SCMP)

Nhiều tỷ phú Nga bị phương Tây áp đặt trừng phạt, thậm chí tịch thu du thuyền giữa xung đột ở Ukraine (ảnh: SCMP)

Cũng giống như Rusal, tập đoàn Nornickel có ảnh hưởng lớn tới thị trường kim loại thế giới. Năm 2021, Nornickel là nhà sản xuất niken tinh chế hàng đầu thế giới. Nguồn niken do Nornickel đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do đại dịch Covid-19 và ngành công nghiệp Mỹ, châu Âu đang trong “cơn khát” kim loại.

Nhiều cổ đông của Nornickel cũng là các nhà tài phiệt ở nước ngoài. Nếu phương Tây trừng phạt Nornickel, lợi ích của họ cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

“Phương Tây trừng phạt tôi nhưng bỏ qua tỷ phú Potanin. Tại sao? Bởi họ muốn kim loại của ông ấy”, một nhà tài phiệt Nga nhận xét với điều kiện giấu tên.

Ông Potanin không phải trường hợp duy nhất thể hiện sự không thống nhất của phương Tây trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt, theo SCMP.

Tỷ phú Alexei Mordashov, người giàu nhất nước Nga năm 2021 theo bảng xếp hạng của Forbes, bị EU và Anh trừng phạt. Tuy nhiên, ông Mordashov không có tên trong “danh sách đen” của Bộ Tài chính Mỹ.

Leonid Mikhelson – tỷ phú giàu thứ 4 nước Nga – không bị cả Mỹ lẫn EU trừng phạt.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Putin tiếp tục ký sắc lệnh trả đũa phương Tây

Tổng thống Nga Putin hôm 4.5 tiếp tục ký thêm sắc lệnh nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây và bảo vệ lợi ích của các cá nhân, tổ chức ở Nga giữa xung đột...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN