Trung Quốc công bố đại dự án ở ‘vùng ảnh hưởng’ của Nga

Ngày 19/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch lớn để phát triển vùng Trung Á, từ xây dựng hạ tầng đến thúc đẩy thương mại, nhằm củng cố vị thế của Bắc Kinh ở nơi vốn được coi là vùng ảnh hưởng truyền thống của Nga.

Trung Quốc công bố đại dự án ở ‘vùng ảnh hưởng’ của Nga - 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc bàn tròn của thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á ngày 19/5. (Ảnh: Reuters)

Trung Quốc sẵn sàng phối hợp chiến lược phát triển với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, đồng thời thúc đẩy hiện đại hóa ở những quốc gia này, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á, diễn ra tại Tây An.

“Hội nghị này tạo nên động lực mới cho sự phát triển và hồi sinh của sáu quốc gia, đồng thời truyền năng lượng tích cực vào hòa bình và ổn định khu vực”, ông Tập nói tại cuộc họp báo chung với lãnh đạo năm nước.

“Chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy một mô hình mới về hợp tác cùng có lợi và có tính bổ trợ cao”, ông nói.

Với sự tham gia tích cực, Trung Quốc đang đi đầu trong cuộc đua nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị và tiếp cận năng lượng ở khu vực giàu tài nguyên, trong bối cảnh Nga đang phân tâm vì chiến dịch quân sự ở Ukraine và vai trò của Mỹ suy giảm sau khi rút quân khỏi Afghanistan.

Năm quốc gia từng là thành viên Liên Xô (cũ), với một mạng lưới vành đai thương mại, mang lại cho Trung Quốc những tuyến đường thay thế để vận chuyển nhiên liệu, lương thực và các loại hàng hóa khác, nếu các tuyến vận tải khác bị gián đoạn.

Lãnh đạo Trung Quốc và năm quốc gia Trung Á dự hội nghị thượng đỉnh tại Tây An ngày 19/5. (Ảnh: Reuters)

Lãnh đạo Trung Quốc và năm quốc gia Trung Á dự hội nghị thượng đỉnh tại Tây An ngày 19/5. (Ảnh: Reuters)

Ông Tập nói rằng Trung Quốc và các nước Trung Á nên làm sâu sắc lòng tin và dành “ủng hộ rõ ràng và mạnh mẽ” cho nhau trong những lợi ích cốt lõi như chủ quyền, độc lập, phẩm giá quốc gia và phát triển lâu dài.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc không đề cập đến Ukraine, một quốc gia cũng từng thuộc Liên Xô.

“Trung Quốc sẵn sàng giúp các nước Trung Á nâng cao năng lực thực thi pháp luật, an ninh và quốc phòng”, ông nói.

Ông Tập cũng cho biết, Trung Quốc sẽ nâng cấp các thỏa thuận đầu tư song phương và tăng khối lượng hàng hóa trao đổi qua biên giới, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Á để tạo thêm việc làm, xây dựng nhà xưởng, triển khai dịch vụ tàu đặc biệt để thúc đẩy du lịch.

“Để tăng cường hợp tác giữa chúng ta và phát triển Trung Á, Trung Quốc sẽ cung cấp cho các quốc gia Trung Á tổng số 26 tỷ tệ (3,8 tỷ USD) hỗ trợ và viện trợ tài chính”, ông Tập nói.

Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Trung Á đạt mức kỷ lục 70 tỷ USD năm 2022, trong đó Kazakhstan dẫn đầu với 31 tỷ USD.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi hai bên tăng cường mua bán dầu khí, phát triển hợp tác năng lượng trên các chuỗi công nghiệp, thúc đẩy hợp tác năng lượng mới và sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình.

Trong dài hạn, Trung Quốc ủng hộ xây dựng hành lang vận tải quốc tế xuyên biển Caspi, và sẽ xây dựng các trung tâm vận tải phục vụ các tuyến đường sắt chở hàng nối Trung Quốc và châu Âu, ông Tập cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Dấu hiệu đáng lo của kinh tế Trung Quốc

Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 16-24 ở Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục 20,4% trong tháng 4-2023, theo dữ liệu của Cục Thống kê quốc gia (NBS)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Linh Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN