Đụng độ đẫm máu ở biên giới Trung-Ấn: Bắt nguồn từ đâu?

Sự kiện: Hỏi - Đáp

20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng và một số lượng không xác định binh sĩ Trung Quốc thương vong trong cuộc đụng độ ở vùng tranh chấp trên dãy Himalaya tối ngày 15.6. Vì sao ẩu đả thường xuyên xảy ra khi binh sĩ hai nước chạm mặt nhau? Tranh chấp biên giới Trung-Ấn bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời sẽ được công bố vào 17 giờ hôm nay.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Theo Al Jazeera, tranh chấp lãnh thổ biên giới đã tiềm ẩn ngay sau khi hai quốc gia tuyên bố độc lập

Ấn Độ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều là hai quốc gia hình thành sau Thế chiến 2. Ấn Độ độc lập năm 1947 còn Trung Quốc thành lập năm 1949. Hai quốc gia láng giềng thực tế chưa từng đạt thỏa thuận phân định dấu mốc biên giới.

Năm 1950, Trung Quốc mở rộng lãnh thổ kiểm soát về phía tây tới Tây Tạng. Ấn Độ cũng có ảnh hưởng ở khu vực này.  Năm 1962, Trung Quốc phát động chiến tranh Trung-Ấn, với mục đích thu hồi cao nguyên Aksai Chin và vùng Arunachal Pradesh về Tây Tạng.

Kết thúc cuộc chiến, Ấn Độ bảo toàn được vùng Arunachal Pradesh nhưng mất quyền kiểm soát cao nguyên Aksai Chin.

Để tạm thời phân định ranh giới lãnh thổ, Ấn Độ và Trung Quốc đề ra thuật ngữ Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), chủ yếu dựa vào ranh giới ở thời điểm năm 1962. LAC có thể được hiểu như đường biên giới không chính thức giữa hai nước.

Ấn Độ và Trung Quốc có cách phân định LAC riêng để tận dụng ưu thế từ các cao điểm chiến lược. Trung Quốc ngày nay vẫn coi vùng Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Tây Tạng (Trung Quốc).

Trong cuộc đàm phán Trung-Ấn gần nhất năm 2005, hai quốc gia không thống nhất được ranh giới lãnh thổ, nhưng đồng thuận về một số nguyên tắc ứng xử ở LAC, bao gồm quy định không được phép nổ súng.

Ngày nay, binh sĩ hai nước thường xuyên tuần tra dọc đường ranh giới LAC theo cách phân định riêng của mỗi nước. Những cuộc chạm trán của các binh sĩ Trung-Ấn ở thực địa đều dẫn đến tranh cãi, ẩu đả và lên tới đỉnh điểm là cuộc đụng độ chết người hôm 15.6.

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 2
leanhtai

muon biet

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Ấn Độ bằng mọi giá giữ thung lũng nơi xảy ra đụng độ với binh sĩ TQ?

Chỉ dài khoảng 3 km nhưng thung lũng Galwan, vùng Ladakh – nơi binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đụng độ đêm 15.6 – lại có vị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN