Tổng thống Ukraine Zelensky giải thích lý do không muốn "tạm ngừng bắn" với Nga

Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng, một lệnh ngừng bắn tạm thời không thể kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga phát động.

Quân đội Ukraine điều lực lượng về phía thành phố Kherson (ảnh: ALJ)

Quân đội Ukraine điều lực lượng về phía thành phố Kherson (ảnh: ALJ)

“Nga hiện đang tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời. Họ muốn có thời gian nghỉ ngơi và lấy lại sức mạnh. Ai đó có thể nói thỏa thuận như vậy sẽ giúp chấm dứt xung đột, nhưng tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn nếu Nga có thời gian củng cố lực lượng”, Al Jazeera hôm 19/11 dẫn lời ông Zelensky.

“Một nền hòa bình thực sự, lâu dài và trung thực chỉ có thể đến khi Nga chấm dứt hoàn toàn chiến dịch quân sự”, ông Zelensky nói.

Theo Al Jazeera, vài tuần gần đây, Nga nhiều lần đề cập tới vấn đề đàm phán với Ukraine. Tuy nhiên, Moscow dường như không đưa ra đề xuất “ngừng bắn tạm thời” như lời ông Zelensky nói.

Hôm 18/11, người phát ngôn Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov – cho rằng, phương Tây có thể là “yếu tố dẫn dắt và củng cố lập trường” giúp Ukraine có thể đàm phán. Nếu không có mặt đại diện từ phương Tây, lập trường của Kiev “rất dễ thay đổi”.

“Chỉ thị từ một số quốc gia được Kiev thực hiện rất cẩn thận”, ông Peskov nói.

Theo lập trường của Mỹ, chỉ Kiev mới có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột với Nga. Mỹ cũng nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này gây sức ép, buộc Ukraine phải đàm phán với Nga để nhanh chấm dứt xung đột.

Hôm 16/11, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley cho rằng, Nga đang kiểm soát 20% lãnh thổ Ukraine và không có khả năng lực lượng Kiev có thể tái kiểm soát toàn bộ lãnh thổ trong thời gian ngắn.

Tuyết rơi dày ở Kiev (ảnh: CNN)

Tuyết rơi dày ở Kiev (ảnh: CNN)

Xung đột Nga – Ukraine đã bước sang tháng thứ 9 và bản thân Kiev cũng cần “thời gian nghỉ” để khôi phục hạ tầng năng lượng khắp đất nước, theo một số chuyên gia.

Hôm 19/11, Maxim Timchenko – giám đốc điều hành công ty năng lượng DTEK (công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine – cho rằng, người dân Ukraine nên cân nhắc rời khỏi đất nước để tránh gây thêm áp lực cho lưới điện.

“Nếu người dân có thể tìm được nơi nào đó để ở khoảng 3 – 4 tháng tới, điều đó sẽ rất có ích cho hệ thống năng lượng”, ông Timchenko nói trong cuộc phỏng vấn của kênh BBC.

Theo ông Timchenko, người dân Ukraine nên coi việc rời khỏi đất nước là cách để giúp Ukraine thắng trong cuộc chiến.

“Nếu bạn tiêu thụ điện ít đi, đồng nghĩa với các bệnh viện đang chăm sóc thương binh sẽ có thêm điện. Bằng cách giảm tiêu thụ điện hoặc rời đi, bạn đang đóng góp cho chiến thắng”, ông Timchenko nói.

Theo ông Timchenko, hạ tầng năng lượng Ukraine đang ngày càng kém ổn định hơn sau mỗi đợt tập kích tên lửa của quân đội Nga.

Tổng thống Ukraine phản đối kế hoạch sơ tán dân thường khỏi Kiev vì vấn đề thiếu điện, theo Ukraine Pravda. Ông Zelensky cho rằng, việc hàng triệu người dân sơ tán có thể tạo cơ hội cho lực lượng Nga tấn công miền Bắc Ukraine (bao gồm cả vùng Kiev).

Người dân ở Kiev xúc bớt tuyết trên đường (ảnh: CNN)

Người dân ở Kiev xúc bớt tuyết trên đường (ảnh: CNN)

Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, các đợt tập kích tên lửa của lực lượng Nga đã làm tê liệt một nửa hạ tầng năng lượng nước này. Khi Ukraine đón đợt tuyết đầu tiên của mùa đông và nhiệt độ ngày càng giảm sâu, các quan chức năng lượng nước này đang nỗ lực để khôi phục nguồn điện.

Volodymyr Kudrytskyi – giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng nhà nước Ukraine Ukrenergo – hôm 19/11 tuyên bố, Kiev và một số vùng lân cận đang trong “tình trạng nguy cấp” vì thiếu điện. Ông Kudrytskyi nhấn mạnh, Ukrenergo đang làm việc để Kiev không bị áp dụng tình trạng cắt điện “khẩn cấp”.

Thị trưởng Kiev – ông Vitali Klitschko – nói: “Thành phố đang đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Khoảng 1,5 – 2 triệu người (khoảng 50% dân số Kiev) thường xuyên phải sống trong bóng tối khi nguồn điện chuyển từ quận này sang quận khác”.

Nguồn: [Link nguồn]

”Bức màn thép gai” mọc lên giữa xung đột Ukraine và nỗi buồn của châu Âu

Bức tường Berlin sụp đổ hơn 30 năm trước từng được coi là minh chứng cho triển vọng hợp tác giữa Moscow và phần còn lại của châu Âu. Nhưng giờ đây, xung đột ở Ukraine mở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Al Jazeera, CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN