Tống Giang chính là kẻ giấu mặt gây nên cái chết của trại chủ Lương Sơn Tiều Cái?(*)

Cái chết của trại chủ Tiều Cái ở Lương Sơn trong tác phẩm Thủy Hử cho đến nay vẫn là sự kiện gây tranh cãi, bởi nếu Tiều Cái không chết, Tống Giang không thể dễ dàng lãnh đạo quân Lương Sơn quy hàng nhà Tống.

Tiều Cái chưa bao giờ muốn đầu hàng quân triều đình.

Tiều Cái chưa bao giờ muốn đầu hàng quân triều đình.

Trong Thủy Hử của Thi Nại Am, Tiều Cái là người thôn Đông Khê, sống dưới thời nhà Tống. Tiều Cái cùng nhiều hảo hán vì cướp lễ vật chúc thọ thái sư Thái Kinh) mà bỏ trốn lên Lương Sơn Bạc. Khi Lâm Xung giết chết Vương Luân - chủ trại Lương Sơn đầu tiên, Tiều Cái được các hảo hán tôn làm chủ trại.

Trại chủ Lương Sơn Tiều Cái bỏ mạng vì ai?

Trong tác phẩm Thủy Hử, trại chủ Lương Sơn Tiều Cái trúng mũi tên độc có khắc tên Sử Văn Cung và bỏ mạng sau trận đánh khu chợ Tăng Đầu.

Theo Qulishi, ở thời phong kiến Trung Hoa, các hảo hán hoặc chiến tướng thường không sử dụng tên độc vì dùng đến độc dược hạ sát kẻ thù là không quân tử. 

Sử Văn Cung là thầy dạy võ của anh em nhà họ Tăng, cũng từng suýt lấy mạng hảo hán Lương Sơn là Tần Minh nên nhiều người cho rằng ít có lý do sử dụng tên độc. Sử Văn Cung trước sau cũng không nhận bắn mũi tên này, kể cả khi bị quân Lương Sơn bắt sống và chém đầu. 

Vì vậy, có những nghi vấn cho rằng người bắn tên độc khiến Tiều Cái lâm bệnh nặng rồi qua đời là một người khác. Trước khi chết, Tiều Cái nói với Tống Giang: "Hiền đệ bảo trọng, nếu sau này ai giết được kẻ bắn chết ta, hãy để người đó làm trại chủ Lương Sơn".

Câu nói này được hiểu là Tiều Cái cũng không chắc ai là kẻ đã giết mình. Cái chết của Tiều Cái có thể xem là một trong số những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong Thủy Hử.

Một số người cho rằng người bắn chết Tiều Thiên vương vốn không phải Sử Văn Cung mà lại chính là một trong các huynh đệ Lương Sơn.

Vào thời điểm tiến đánh chợ Tăng Đầu, Tiều Cái mang theo 5.000 binh mã và 20 đầu lĩnh. Hầu hết các đầu lĩnh trong số này đều là người thân tín. Tống Giang không tham gia đánh trận này, trong khi cao thủ bắn cung Hoa Vinh và quân sư Ngô Dụng - những người thân cận với Tống Giang cũng không tham gia.

Tiều Cái trúng tên độc trong phim truyền hình Trung Quốc.

Tiều Cái trúng tên độc trong phim truyền hình Trung Quốc.

Người bị nghi ngờ lớn nhất không ai khác ngoài Tống Giang. Bởi Tiều Cái qua đời, Tống Giang là người được hưởng lợi lớn nhất. Tiều Cái từng nhiều lần muốn Tống Giang làm thủ lĩnh nhưng chỉ nhận được lời khước từ. Về điểm này, các học giả cho rằng, Tiều Cái là người có ảnh hưởng lớn nhất ở Lương Sơn, lại có lý tưởng khác biệt với Tống Giang, nếu lên làm trại chủ khi Tiều Cái chưa chết, chuyện "huynh đệ tương tàn" có thể xảy ra.

Khi Tiều Cái qua đời, Tống Giang đã có thể đường đường chính chính trở thành người đứng trên đỉnh cao nhất Lương Sơn. Tuy nhiên, liệu Tống Giang có đích thân bắn mũi tên trúng Tiều Cái hay không thì rất khó xác định.

Tống Giang khi đó không cùng Tiều Cái xuất binh đánh Tăng Đầu thị, nên có thể đã ngầm đi theo hạ sát. Cũng có khả năng người bắn tên là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh, cung thủ số một ở Lương Sơn và cũng là huynh đệ được Tống Giang tin tưởng.

Sau cái chết của Tiều Cái, Tống Giang đưa quân đi báo thù, nhưng cách bố trí các tướng đã tạo cơ hội cho Lư Tuấn Nghĩa giết được Sử Văn Cung. Điều này dường như để hóa giải lời trăng trối của Tiều Cái, rằng người giết được kẻ bắn chết ông sẽ được làm trại chủ Lương Sơn. Lư Tuấn Nghĩa là người không màng chức vị và một mực trung thành với Tống Giang, nên đương nhiên không dám nhận ghế trại chủ.

Tống Giang sau đó bày ra cách hai người chia làm hai cánh đi đánh quan quân, ai thắng trước thì lên làm trại chủ. Nếu thực sự tôn trọng lời trăng trối của Tiều Cái và không muốn lên làm bá chủ, Tống Giang hẳn sẽ đánh cầm chừng để tạo điều kiện cho Lư Tuấn Nghĩa đánh thắng trước. Nhưng Tống Giang đã hành động ngược lại, dốc sức đánh rát và giành thắng lợi trước, hợp lý hóa việc lên làm thủ lĩnh Lương Sơn Bạc. Một số nhà bình luận đời sau đã căn cứ vào kết quả cuối cùng này và xâu chuỗi với những hành động trước đó để đánh giá về nhân cách và tham vọng của Tống Giang.

Tống Giang là người mưu mô, gian xảo?

Tống Giang được Thi Nại Am phác họa trong Thủy Hử là người nhân nghĩa bậc nhất, dùng khả năng cảm hóa của mình để chiếm trọn lòng tin của 107 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Trên thực tế, để có được những người tài năng ở Lương Sơn, Tống Giang đã bày ra nhiều mưu kế, thậm chí là có phần bất nhân để đạt mục đích. Điều đó có nghĩa là Tống Giang cũng hoàn toàn có thể bày mưu hạ sát Tiều Cái để nắm trọn quyền lực.

Người nổi tiếng nhất bị Tống Giang lừa gạt phải nói đến Tích lịch hỏa Tần Minh. Tần Minh vốn là võ tướng khó ai bì kịp. Ban đầu, Tần Minh thà chết chứ không đầu hàng quân Lương Sơn.

Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa.

Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa.

Tống Giang bèn cho người giả dạng Tần Minh đem theo quân mã giữa đêm đến vây đánh phủ Thanh Châu, khiến vợ con của Tần Minh bị tri phủ Thanh Châu hạ sát. Tần Minh mất gia đình, vợ con, không còn nơi nương tựa, đành chấp nhận ở lại Lương Sơn, trở thành một trong 36 Thiên cương tinh.

Ngoài Tần Minh, có không ít anh hùng Lương Sơn Bạc bất đắc dĩ phải lên núi làm giặc. Tống Giang cũng vậy, chính ông ta và Ngô Dụng lập mưu đẩy Lư Tuấn Nghĩa vào cảnh tù đầy rồi lại tìm cách cướp ngục hòng cứu cho kỳ được Lư Tuấn Nghĩa ra. 

Lư Tuấn Nghĩa thoát khỏi chốn lao tù thì biết ơn Tống Giang vô hạn. Từ đó về sau Nghĩa một lòng một dạ đi theo Lương Sơn Bạc mà không biết sự thật.

Về mặt này, sự gian xảo, mưu mô của Tống Giang được so sánh với Ngụy vương Tào Tháo. Nhưng Tống Giang không thể sánh ngang được với Tào Tháo vì sự ngu trung, tuân lệnh hoàng đế đến mức nhận lấy cái chết. Ngược lại, Tào Tháo khi còn sống đã xây dựng nền móng vững chắc để hậu duệ tiếm quyền, lật đổ nhà Hán.

Có thể nói, nếu Tiều Cái không trúng tên độc để rồi bỏ mạng, không ai biết quân Lương Sơn rồi sẽ đi về đâu. Dưới sự lãnh đạo của Tống Giang, các anh hùng Lương Sơn lần lượt bỏ mạng trong các cuộc chinh phạt theo lệnh hoàng đế Tống Huy Tông và đây được coi là cái kết buồn của Thủy Hử.

---

(*) Những luận điểm trong bài này chỉ dựa trên diễn biến nội tại của tác phẩm Thủy Hử, vốn phần nhiều là hư cấu, chứ không căn cứ trên các tư liệu lịch sử (rất hiếm). Vì vậy, bài viết chỉ là một cách bình giải tiểu thuyết và hoàn toàn chủ quan, không có giá trị về sử học. 

_______________

Một trong những hảo hán Lương Sơn gắn bó với Tống Giang nhất là Lý Quỳ và cũng là người có kết cục đáng thương nhất. Bài dài kỳ sau sẽ giải thích vì sao.

Điều gì giúp một người ”thường thường” như Tống Giang trở thành thủ lĩnh Lương Sơn Bạc?

Nhân vật Tống Giang trong Thủy Hử thoạt nhìn có vẻ không có gì nổi bật, nhưng lại là nhân tố quan trọng nhất tập hợp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN