Toàn cảnh Myanmar trong ngày xảy ra đảo chính, lãnh đạo bị bắt giữ

Ngay sau khi được chuyển giao quyền kiểm soát đất nước từ quyền Tổng thống Myint Swe, quân đội Myanmar đã cách chức 24 bộ trưởng, thứ trưởng thuộc chính quyền của bà Aung San Suu Kyi. Chính phủ mới của Myanmar sẽ do quân đội chỉ định.

Video xe bọc thép, binh sĩ quân đội Myanmar chốt chặn một con đường ở Naypyidaw (nguồn: Reuters)

Trong khi số phận của bà Aung San Suu Kyi vẫn chưa rõ ràng, hôm 1.2, quân đội Myanmar nhanh chóng ra thông báo cách chức 24 bộ trưởng, thứ trưởng thuộc chính quyền cũ, Reuters đưa tin.

11 quan chức khác vừa được quân đội Myanmar chỉ định vào làm việc tại các cơ quan quan trọng nhất của chính phủ, bao gồm Bộ Tài chính, Y tế, Thông tin, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ và Biên phòng.

Tuyên bố “chống gian lận bầu cử”, quân đội Myanmar bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và hàng loạt quan chức cấp cao khác. Myanmar rơi vào tình trạng khẩn cấp và quyền lực tối cao hiện nằm trong tay Thống tướng Min Aung Hlaing, 64 tuổi.

“Thống tướng Aung Hlaing sắp bước sang tuổi 65 và có thể phải về hưu. Vụ đảo chính có thể là cách để Thống tướng lấn sân sang chính trị và tiếp tục nắm quyền lực”, Herve Lemahieu – chuyên gia phân tích chính trị Myanmar tại Viện Lowy – nhận xét.

Quân đội Myanmar cho biết, ít nhất một năm nữa, một cuộc tổng tuyển cử mới được thực hiện.

Video quyền Tổng thống Myint Swe đọc quyết định giao quyền kiểm soát đất nước cho Thống tướng Min Aung Hlaing (nguồn: Daily Mail)

Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) hôm 1.2 ra tuyên bố, nói rằng bà Suu Kyi kêu gọi người dân phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar.

“Hành động của quân đội là đang cố tái áp đặt chế độ độc tài. Tôi kêu gọi mọi người không chấp nhận điều này, hãy toàn tâm toàn ý phản đối cuộc đảo chính này”, tuyên bố nhân danh bà Aung San Suu Kyi của NLD nêu.

Ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar, xe bọc thép và quân đội được triển khai ở các trục đường chính. Trong khi một số người phóng xe ra đường ăn mừng việc quân đội kiểm soát đất nước, nhiều người Myanmar tỏ ra lo lắng về tương lai.

“Nền dân chủ của chúng tôi như chim non mới tập bay. Quân đội vừa bẻ gãy đôi cánh của nó”, Si Thu Tun – nhà hoạt động dân chủ ở Myanmar – nói với Reuters.

Trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, đảng NLD do bà Suu Kyi lãnh đạo đã giành chiến thắng vang dội với 346/412 ghế Quốc hội.

Tuy nhiên, quân đội Myanmar phủ nhận kết quả bầu cử và tuyên bố phát hiện “hơn 10 triệu trường hợp gian lận”.

Binh sĩ được triển khai trên đường phố ở Myanmar (ảnh: Daily Mail)

Binh sĩ được triển khai trên đường phố ở Myanmar (ảnh: Daily Mail)

Một chốt chặn của quân đội có sự tham gia của xe bọc thép với vũ khí hạng nặng (ảnh: Daily Mail)

Một chốt chặn của quân đội có sự tham gia của xe bọc thép với vũ khí hạng nặng (ảnh: Daily Mail)

Thống tướng Min Aung Hlaing tiếp nhận quyền kiểm soát Myanmar (ảnh: Daily Mail)

Thống tướng Min Aung Hlaing tiếp nhận quyền kiểm soát Myanmar (ảnh: Daily Mail)

Không chỉ quân đội, cảnh sát chống bạo động cũng được triển khai ở Naypyidaw (ảnh: Daily Mail)

Không chỉ quân đội, cảnh sát chống bạo động cũng được triển khai ở Naypyidaw (ảnh: Daily Mail)

Trực thăng quân sự xuất hiện trên bầu trời Naypyidaw trong ngày xảy ra đảo chính (ảnh: Daily Mail)

Trực thăng quân sự xuất hiện trên bầu trời Naypyidaw trong ngày xảy ra đảo chính (ảnh: Daily Mail)

Binh sĩ ngồi trên xe quân sự trong nội thành Naypyidaw (ảnh: Daily Mail)

Binh sĩ ngồi trên xe quân sự trong nội thành Naypyidaw (ảnh: Daily Mail)

Biểu tình phản đối đảo chính ở Naypyidaw tại Nhật Bản (ảnh: Daily Mail)

Biểu tình phản đối đảo chính ở Naypyidaw tại Nhật Bản (ảnh: Daily Mail)

Biểu tình phản đối đảo chính ở Naypyidaw tại Thái Lan (ảnh: Daily Mail)

Biểu tình phản đối đảo chính ở Naypyidaw tại Thái Lan (ảnh: Daily Mail)

Đường phố thủ đô Naypyidaw vắng vẻ trong ngày xảy ra đảo chính (ảnh: Daily Mail)

Đường phố thủ đô Naypyidaw vắng vẻ trong ngày xảy ra đảo chính (ảnh: Daily Mail)

Xe bọc thép bên ngoài nhà khách Quốc hội Myanmar (ảnh: Daily Mail)

Xe bọc thép bên ngoài nhà khách Quốc hội Myanmar (ảnh: Daily Mail)

Một nhóm người ủng hộ đảo chính ra đường ăn mừng ở Myanmar (ảnh: Reuters)

Một nhóm người ủng hộ đảo chính ra đường ăn mừng ở Myanmar (ảnh: Reuters)

Win Htein – lãnh đạo cấp cao của NLD – cho rằng, Thống tướng Aung Hlaing thực hiện đảo chính vì tham vọng chính trị chứ không quan tâm đến tương lai của Myanmar.

Ở Naypyidaw, lực lượng an ninh đã phong tỏa nhà khách Quốc hội - nơi các nghị sĩ Myanmar nghỉ ngơi trong thời gian họp.

Sai Lynn Myat – nghị sĩ Myanmar – nói với Reuters rằng, nhiều binh sĩ, xe quân sự đã chặn lối ra vào của nhà khách Quốc hội.

“Sức khỏe của chúng tôi vẫn ổn. Nhưng chúng tôi không được phép rời khỏi đây”, nghị sĩ Sai Lynn Myat nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảo chính quân sự ở Myanmar: TQ giúp phe nào?

Quân đội Myanmar hôm 1.2 cho biết, họ sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới sau khi tình trạng khẩn cấp toàn quốc được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN