Tiết lộ quốc gia châu Âu trở thành trung gian mua khí đốt Nga cho Ba Lan

Khí đốt từ Nga tiếp tục được vận chuyển tới Ba Lan thông qua đường ống kết nối với một quốc gia trung gian ở châu Âu, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom cho biết.

Ba Lan mua khí đốt do Nga vận chuyển sang Đức.

Ba Lan mua khí đốt do Nga vận chuyển sang Đức.

Gazprom nói Ba Lan tiếp tục mua khí đốt Nga thông qua Đức, sau khi tập đoàn ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan một cách trực tiếp vì nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp, theo báo Nga RT.

“Tuần này, Ba Lan từ chối thanh toán tiền mua khí đốt Nga theo cách mới. Họ nói không cần khí đốt Nga nữa và không mua nữa. Trên thực tế, họ vẫn mua khí đốt Nga thông qua Đức. Khí đốt Nga được vận chuyển từ đường ống Yamal-Europe tới Đức rồi được bơm ngược lại sang Ba Lan”, đại diện Gazprom, Sergey Kupriyanov nói.

Các dữ liệu từ nhà điều hành mạng lưới truyền tải khí Gascade của Đức cho thấy, Ba Lan đã tăng cường mua khí đốt từ Đức, sẵn sàng trả giá cao.

Một tháng trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt, dầu mỏ và than đá của Nga vào cuối năm nay. Ông  Morawiecki khẳng định việc cung cấp khí đốt tới hộ gia đình sẽ không bị ảnh hưởng. “Chúng tôi sẽ làm tất cả để người dân có khí đốt sưởi ấm và dùng để nấu nướng”, ông Morawiecki nói ngày 27.4, sau khi Gazporm ngừng bơm khí đốt sang Ba Lan.

Theo RT, các nhà cung cấp khí đốt ở Đức, Áo, Hungary và Slovakia đã sẵn sàng mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Nga ở Thụy Sĩ để thanh toán tiền mua khí đốt.

Các đối tác vẫn thanh toán bằng euro và Gazprombank có trách nhiệm quy đổi ra rúp. Gazprombank vẫn có thể hoạt động bình thường ở nước ngoài do không bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ và châu Âu.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách châu Âu giúp Ba Lan và Bulgaria “lách luật”, mua khí đốt từ Nga

Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã đưa ra phương án hỗ trợ các nước thành viên đang có nguy cơ thiếu khí đốt vì không chấp nhận thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN