Tiết lộ chi tiết vụ cầu Crimea bị đánh bom năm 2022

Một thiết bị nổ tự chế có sức công phá tương đương 10 tấn thuốc nổ TNT được sử dụng để đánh bom cầu Crimea (cầu Kerch) vào tháng 10/2022. Thiết bị nổ được chế tạo dựa trên nhiên liệu tên lửa ở thể rắn, giấu trong các cuộn phim polyetylen sử dụng trong xây dựng, truyền thông Nga đưa tin.

Vụ nổ xảy ra trên cầu Crimea vào tháng 10/2022. 

Vụ nổ xảy ra trên cầu Crimea vào tháng 10/2022. 

Báo Nga Kommersant hôm 2/5 dẫn nguồn tin điều tra cho biết,  thiết bị nổ được ngụy trang dưới dạng các cuộn màng polyethylene (PE) dùng trong xây dựng đặt trên 22 kệ hàng tổng trọng lượng gần 22,8 tấn, được vận chuyển từ Odessa, tây nam Ukraine qua Bulgaria, Georgia và Armenia.

Quá trình vận chuyển được xác định là bắt đầu vào đầu tháng 8/2022. Đến ngày 4/10/2022, kiện hàng tới khu vực biên giới Nga - Georgia.

Sau khoảng 4 ngày được lưu giữ ở vùng Krasnodar giáp bán đảo Crimea, kiện hàng được chất lên một xe tải do công dân Nga tên Makhir Yusubov điều khiển. Yusubov không biết bên trong kiện hàng cóchứa chất nổ mạnh. Tài xế này được yêu cầu chuyển hàng tới một địa chỉ ở thành phố Simferopol, bán đảo Crimea.

Kiện hành cồng kềnh và con đường vận chuyển phức tạp là nhằm tránh tạo ra nghi ngờ khi được nhập khẩu vào Nga, tờ Kommersant dẫn lời các nhà điều tra Nga cho biết.

Thành phần chính của chất nổ được xác định là hỗn hợp nhiên liệu rắn dùng trong động cơ tên lửa. Các nhà điều tra Nga cho biết, để tránh bị phát hiện, thiết bị nổ được bọc thêm một lớp ngụy trang là màng nhựa dày 0,1mm.

Theo kết luận, để kích nổ khối thuốc nổ hỗn hợp nói trên, một lượng nhỏ chất nổ mạnh có chứa hexogen được sử dụng, tờ Kommersant cho biết.

Ngòi nổ được kích hoạt bằng tín hiệu từ thiết bị định vị GPS “tại thời điểm xe tải đi trên lộ trình đã xác định từ trước trên cầu Crimea".

Vụ nổ với sức công phá 10 tấn thuốc nổ TNT đã đánh sập hai nhịp cầu và làm bốc cháy các toa chở nhiên liệu của một đoàn tàu tình cờ chạy ngang qua.

Tháng 8/2023, ông Vasyl Maliuk, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) thừa nhận cơ quan này đứng sau vụ đánh bom cầu Crimea.

"Vụ đánh bom được lên kế hoạch bởi tôi và hai cấp dưới", ông Maliuk nói khi đó.

Theo ông Maliuk, SBU đã lên kế hoạch đánh bom cầu Crimea từ đầu năm 2022. SBU đã xem xét một số phương án gồm vận chuyển thuốc nổ bằng xe chở hàng hoặc bằng xe chở dầu.

Cuối cùng, SBU quyết định chọn phương án bọc khối thuốc nổ để chúng trông giống hàng hóa thông thường. SBU tính toán độ dày của lớp màng nhựa xây dựng đủ để che giấu thiết bị nổ bên trong khi đi qua máy dò hải quan.

Ông Maliuk nói SBU đã theo dõi quá trình xe tải chở thuốc nổ di chuyển trên cầu Crimea thông qua camera nhưng không tiết lộ camera được gắn ở đâu.

Nguồn: [Link nguồn]

Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa ATACMS vào bán đảo Crimea trong đêm 29, rạng sáng ngày 30/4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Ukrainska Pravda ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN