Thụy Điển gia nhập, NATO được hưởng lợi gì?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Thụy Điển, quốc gia có truyền thống trung lập suốt 200 năm, hôm 7/3 đã chính thức gia nhập liên minh quân sự NATO và được kì vọng giúp củng cố liên minh nhờ ngành công nghiệp quốc phòng đáng gờm.

Chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển cất cánh từ sân bay Lulea-Kallax.

Chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển cất cánh từ sân bay Lulea-Kallax.

Thụy Điển hôm 7/3 chính thức trở thành một phần của NATO và quốc gia Bắc Âu này không gia nhập với bàn tay trắng, tờ Politico của Mỹ đưa tin.

Tư cách thành viên NATO của Thụy Điển mà một cú hích lớn đối với liên minh. Các nước thành viên NATO giờ đây đã bao trọn Biển Baltic, trừ một số khu vực nhỏ thuộc chủ quyền của Nga.

Ngoài việc có thể giám sát Hạm đội Biển Baltic của Nga tốt hơn, Thụy Điển gia nhập NATO giúp liên minh có thêm năng lực giám sát các tuyến đường ống và cáp ngầm dưới lòng biển.

Thụy Điển gia nhập giúp củng cố năng lực quân sự của NATO ở Bắc Âu.

Thụy Điển gia nhập giúp củng cố năng lực quân sự của NATO ở Bắc Âu.

Thụy Điển cũng là quốc gia có ngành công nghiệp quân sự đáng gờm. Mặc dù có số dân chỉ 10 triệu người và năm ngoái chỉ chi 1,54% GDP cho quốc phòng (theo tiêu chuẩn của NATO là 2%), Thụy Điển đã xây dựng tổ hợp công nghiệp quân sự hàng đầu thế giới.

Quốc gia này tự chế tạo hầu hết các vũ khí tiến tiến, từ chiến đấu cơ Saab JAS 39 Gripen cho đến súng phóng lựu Carl Gustav, súng chống tăng AT4, tàu ngầm lớp Gotland hay tên lửa chống hạm RBS15. Thụy Điển cũng hợp tác với các quốc gia khác để sản xuất vũ khí, ví dụ như xe tăng Stridsvagn 122 là phiên bản Thụy Điển làm riêng từ nguyên mẫu Leopard 2 của Đức.

Thụy Điển lần đầu nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022, cùng với Phần Lan, ba tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Phần Lan gia nhập NATO vào năm ngoái còn Thụy Điển đến nay mới chính thức gia nhập.

Ngoại trừ Nga, tất cả các quốc gia ở Biển Baltic đều đã gia nhập NATO.

Ngoại trừ Nga, tất cả các quốc gia ở Biển Baltic đều đã gia nhập NATO.

Để đổi lấy sự gật đầu của Hungary, Thụy Điển đã đồng ý bán các chiến đấu cơ Gripen C và cam kết hỗ trợ hậu cần, bảo dưỡng cho các dòng máy bay Gripen của không quân Hungary trong 10 năm.

Theo tờ Politico, tính đến tháng 11/2023, Thụy Điển có 1.017 xe bọc thép chở quân, 266 khẩu pháo, 110 xe tăng chủ lực, 99 máy bay chiến đấu và 4 tàu ngầm. Thụy Điển hiện có gần 15.000 quân chính quy và 11.450 thành viên lực lượng dự bị.

Đây là các vũ khí và nhân lực mà Thụy Điển có thể bổ sung và tham gia các hoạt động phòng thủ chung của NATO.

Theo nhận định chuyên gia Neil Melvin đến từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO đã biến Bắc Âu trở thành pháo đài của NATO.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga có đủ nguồn lực để tiếp tục chiến dịch quân sự ở Ukraine thêm ít nhất 2 năm nữa, cơ quan tình báo một nước thành viên NATO đánh giá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Politico ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN