Thực hư quái vật gieo nỗi khiếp sợ cho người dân, hình thành phong tục đón năm mới suốt ngàn năm

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3Kỳ mới nhất

Truyền thuyết về quái thú Nian là nguồn gốc của phong tục đốt pháo và mặc trang phục màu đỏ trong những ngày đầu năm mới ở Trung Quốc.

Nian là quái vật huyền thoại của Trung Quốc, được cho là có nguồn gốc từ biển sâu.

Nian là quái vật huyền thoại của Trung Quốc, được cho là có nguồn gốc từ biển sâu.

Trong quan niệm và tín ngưỡng dân gian Đông Á, có các sinh vật huyền thoại được lưu truyền, dần dần ghép với các sự kiện lịch sử và được truyền qua hàng ngàn năm đến ngày nay.

Loạt bài này sẽ điểm lại một số sinh vật huyền thoại như vậy và những yếu tố lịch sử phía sau.

Giống như nhiều quốc gia khác, Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Mọi người sẽ quây quần cùng nhau ở nhà trong đêm Giao thừa để đón năm mới.

Một số phong tục trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc gắn liền với truyền thuyết về một quái thú đáng sợ, chuyên ăn thịt trẻ em, theo kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).

Truyền thuyết kể rằng, từ thuở xa xưa, có một quái thú sống dưới biển được gọi là Nian (nghĩa là năm trong tiếng Trung Quốc). Sinh vật huyền thoại này có thân hình của bò đực, đầu của sư tử. Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, Nian sẽ tới những ngôi làng để rình mò, ăn trộm gia súc, thóc gạo và thậm chí còn ăn thịt người. Món ăn yêu thích của loài quái thú này là trẻ em.

Lý do Nian thường xuất hiện trong dịp năm mới vì đây là giai đoạn mùa đông khắc nghiệt, thức ăn cực kỳ khan hiếm. 

Dân làng sống trong nỗi sợ hãi trước con quái vật. Không ai biết làm thế nào để đối phó. Điều duy nhất họ có thể làm là chạy trốn lên núi.

Vào đêm giao thừa một năm nọ, có một người đàn ông lạ mặt tới làng. Ông lão đã cao tuổi, có bộ râu dài màu trắng, luôn tỏ ra vui vẻ và nhiệt tình.

Thấy người lạ mặt, dân làng nói: "Đi trốn chỗ khác đi, Nian sắp đến rồi. Nó sẽ ăn thịt bất cứ ai mà nó nhìn thấy".

Ông lão thông thái trả lời: "Đừng lo! Tối nay hãy để tôi ở lại đây. Tôi có cách chế ngự con quái vật đó". Chỉ có người đàn ông ở lại còn dân làng sau đó đã kéo nhau đi trốn.

Trong đêm giao thừa, Nian lại xuất hiện với dáng vẻ cực kỳ đói khát. Nó lùng sục từng ngôi nhà trong làng, cuối cùng dừng lại ở ngôi nhà có ông lão ở lại. Cửa nhà dán một tờ giấy màu đỏ khiến nó chú ý. 

Theo quan niệm ở Trung Quốc, tục đốt pháo và mặc quần áo đỏ trong năm mới nhằm xua đuổi quái thú Nian.

Theo quan niệm ở Trung Quốc, tục đốt pháo và mặc quần áo đỏ trong năm mới nhằm xua đuổi quái thú Nian.

Lúc này, bỗng có tiếng pháo nổ liên tục khiến con quái vật bị giật mình. Ngôi nhà đột nhiên sáng lên và ông lão bước ra từ sau cánh cửa, mặc toàn đồ màu đỏ. Con quái thú thất kinh, liền bỏ chạy một mạch ra biển.

Khi dân làng trở về nhà, họ thấy ông lão vẫn còn sống và không hề bị thương. Họ hỏi ông lão về bí quyết giúp xua đuổi quái vật.

Ông lão trả lời: "Màu đỏ, ánh sáng rực rỡ và tiếng động lớn. Đây là ba thứ sẽ khiến quái thú sợ hãi".

Kể từ đó, dân làng làm theo lời chỉ dẫn của ông lão. Quái thú Nian cũngkhông bao giờ quay trở lại. Câu chuyện được truyền miệng qua hàng ngàn năm ở Trung Quốc, dần dần hình thành phong tục đón năm mới. 

Việc treo những câu đối đỏ trên cửa nhà trong dịp Tết đã trở thành phong tục truyền thống của người Trung Quốc. Đường phố vang lên tiếng trống và tiếng pháo nổ. Những chiếc đèn lồng được treo ở khắp nơi trên phố. Các hoạt động truyền thống này nhằm tái hiện câu chuyện thời xa xưa để xua đuổi quái thú Nian.

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc cũng được gọi là "Guo Nian", nghĩa là vượt qua năm mới, ám chỉ rằng đã trải qua một năm xua đuổi thành công quái thú.

Những câu đối được dán bằng giấy đỏ trên một cánh cửa ở Bắc Kinh dịp năm mới. Ảnh: CGTN.

Những câu đối được dán bằng giấy đỏ trên một cánh cửa ở Bắc Kinh dịp năm mới. Ảnh: CGTN.

Theo The World of Chinese, đối với một truyền thuyết được cho là đã khai sinh ra rất nhiều phong tục trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, điều kỳ lạ là không có bất cứ tài liệu nào trong lịch sử đề cập tới một quái vật giống như Nian.

Sơn Hải Kinh - cuốn sách cổ của Trung Quốc tổng hợp về địa lý, thần thoại và các sinh vật huyền bí từng đề cập đến một con quái vật gần tương tự Nian. Các phiên bản sớm nhất của cuốn sách có thể đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 4 TCN. Nhưng nó bắt đầu được lưu truyền rộng rãi kể từ thời nhà Hán.

Trong số 277 sinh vật thần thoại được mô tả trong cuốn sách, có một sinh vật giống khỉ được gọi là Shan Xiao. Nó có khuôn mặt như người, bộ lông màu đen và phát ra tiếng cười khi nhìn thấy con người. Shanxiao sống trong rừng và nếu bị con người xâm nhập lãnh địa, nó sẽ trả thù bằng cách tàn phá làng mạc, ăn trộm ngũ cốc. Để đối phó, người xưa xua đuổi Shan Xiao bằng cách đánh cồng và đốt pháo.

Theo The World of Chinese, dựa trên truyền thuyết và ghi chép lịch sử trong cuốn Sơn Hải Kinh, quái vật gây ra nỗi khiếp sợ cho con người thời xa xưa ở Trung Quốc có thể là những con khỉ to lớn. Con người khi đó có thể đã bắt đầu cạnh tranh môi trường sống với các loài linh trưởng ở vùng hoang dã.

Những kẻ săn mồi đáng gờm như gấu hay hổ dường như không phải là Nian dù chúng có hình ảnh tương đồng. Đó là vì những sinh vật này thường ngủ đông và ít hoạt động trong những tháng mùa đông lạnh giá.

Truyền thuyết cũng là một lời nhắc nhở về việc con người thời cổ xưa từng sống trong môi trường tự nhiên với những rủi ro ra sao và đã phải vượt qua những khó khăn như thế nào để có thể sống sót qua một năm mới.

____________________

Thời nhà Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ từng ví hươu cao cổ với kỳ lân. Vậy kỳ lân là sinh vật huyền thoại có nguồn gốc như thế nào? Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 2 xuất bản 19h ngày 10/2.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3Kỳ mới nhất

Nguồn: [Link nguồn]

Một nhiếp ảnh gia vô tình phát hiện ra sinh vật hiếm gặp khi tới thăm địa điểm để quay các loài chim và động vật hoang dã ở Thái Lan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Sinh vật huyền thoại ở Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN