Điều gì đã xảy ra với thủ lĩnh tối cao của Taliban?

Mullah Haibatullah Akhundzada, thủ lĩnh tối cao Taliban, đến nay vẫn chưa xuất hiện trước công chúng, trong khi phó thủ lĩnh Mullah Abdul Ghani Baradar, cũng đột ngột biến mất bí ẩn.

Thủ lĩnh tối cao Taliban, Mullah Haibatullah Akhundzada, đến nay vẫn chưa chính thức xuất hiện.

Thủ lĩnh tối cao Taliban, Mullah Haibatullah Akhundzada, đến nay vẫn chưa chính thức xuất hiện.

Một tháng sau khi phong trào Hồi giáo Taliban kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Afghanistan, thủ lĩnh tối cao Mullah Haibatullah Akhundzada vẫn không xuất hiện. Phát ngôn viên Taliban đã lên tiếng bác bỏ nghi vấn rằng Akhundzada đã chết.

Abdul Ghani Baradar, một trong những thủ lĩnh Taliban được biết đến nhiều nhất, cũng biến mất trong vài ngày qua. Tại thủ đô Kabul, có tin đồn rằng Baradar đã bị giết hoặc bị thương nặng trong cuộc ẩu đả với một thủ lĩnh khác của tổ chức, do tranh cãi về cách phân chia vị trí trong chính quyền mới.

Theo báo Anh Guardian, Taliban nỗ lực xóa tan tin đồn, nhưng càng làm tung tích của hai thủ lĩnh thêm bí ẩn. Tổ chức công bố các ảnh chụp thư tay từ một cấp phó của Baradar nói rằng ông ta đang ở Kandahar, sau đó chia sẻ tin nhắn thoại được cho là lời nói của Baradar.

Việc hai thủ lĩnh cấp cao nhất của Taliban vắng bóng trước công chúng đặt ra dấu hỏi lớn. Taliban hiện đại diện cho Afghanistan, không còn là nhóm nổi dậy hoạt động bí mật nên không có lý do gì hai thủ lĩnh không thể xuất hiện, báo Anh nhận định.

Trong quá khứ, khi thủ lĩnh tối cao, nhà sáng lập Taliban, Mullah Mohammad Omar, qua đời, tổ chức từng giấu kín thông tin về cái chết của ông ta. Hai năm sau đó, Taliban liên tục đưa ra các tuyên bố dưới danh nghĩa của Omar.

Hình ảnh các thủ lĩnh Taliban được bày bán công khai trên phố.

Hình ảnh các thủ lĩnh Taliban được bày bán công khai trên phố.

Mạng lưới Các nhà phân tích Afghanistan (AAN), nhấn mạnh về khả năng thủ lĩnh tối cao Akhundzada có thể không còn sống. Akhundzada vắng mặt trong tất cả sự kiện công khai và riêng tư, gần một tháng sau khi Taliban kiểm soát Kabul.

Theo các nhà phân tích, ngay cả thủ lĩnh ẩn dật như Omar cũng vài lần xuất hiện trước công chúng khi nắm quyền ở Afghanistan hơn 20 năm trước. Omar từng gặp gỡ quan chức nước ngoài, phát biểu trên đài phát thanh và trả lời các cuộc phỏng vấn.

“Thật kỳ lạ nếu như Akhundzada nắm quyền lực tối cao ở Afghanistan và vẫn còn sống, nhưng lại lựa chọn cách sống ẩn dật. Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải cái tên Akhundzada chỉ còn mang tính biểu tượng”, AAN nhận định.

Akhundzada, sinh năm 1961, là thủ lĩnh tối cao thứ ba của Taliban. Akhundzada được bầu làm thủ lĩnh tối cao vào tháng 5.2016, sau cái chết của cố thủ lĩnh Akhtar Mansour do trúng bom của máy bay không người lái Mỹ.

Theo Reuters, Akhundzada gia nhập Taliban năm 1994, thuộc thế hệ các thành viên đầu tiên.

Năm 1995, Akhundzada là người đứng đầu một tòa án quân sự của Taliban ở phía đông tỉnh Nangarhar, sau đó làm phó chánh án Tòa án tối cao.

Sau khi chính quyền Taliban bị Mỹ lật đổ năm 2001, Akhundzada chạy sang Pakistan cùng các lãnh đạo Taliban, tham gia thuyết giảng tại một nhà thờ Hồi giáo trong 15 năm.

Akhundzada không phải nhân vật có ảnh hưởng nhất ở Taliban thời điểm năm 2016, nhưng lại là người phù hợp nhất để khỏa lấp khoảng trống quyền lực.

Khi đó, con trai của cố thủ lĩnh Omar, Mohammad Yaqoob, vẫn còn quá trẻ, còn nhân vật kì cựu như Sirajuddin Haqqani không phù hợp làm thủ lĩnh tối cao vì nằm trong danh sách đen của Mỹ.

Akhundzada không bị Mỹ và Liên Hợp quốc cấm vận. Con trai của Akhundzada, Abdur Rahman từng thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát nhằm vào một căn cứ quân sự Afghanistan ở tỉnh Helmand năm 2017.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ rút khỏi Afghansitan, Taliban mới để lộ bộ mặt thật?

Đến khi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan, Taliban mới lên tiếng khẳng định quan điểm của tổ chức với cộng đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Guardian, Reuters ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN