Thổ Nhĩ Kỳ dừng thực thi hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng của châu Âu

Theo chính quyền Ankara, hiệp ước cắt giảm vũ khí thông thường năm 1990 đã trở nên vô nghĩa sau khi Nga rút lui.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tại một cuộc tập trận của NATO ngày 4/3/2024. Ảnh: Getty

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tại một cuộc tập trận của NATO ngày 4/3/2024. Ảnh: Getty

Đài RT ngày 6/4 đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng việc tham gia một hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng của châu Âu. 

Theo sắc lệnh do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ký và công bố ngày 5/4, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngừng thực thi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) từ ngày 8/4.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Oncu Keceli tuyên bố, nước này nhận thấy hiệp ước kiểm soát vũ khí này không còn ý nghĩa kể từ khi Nga rời hiệp ước vào tháng 11/2023.

Hiệp ước CFE đầu tiên được ký kết năm 1990 giữa NATO và Liên Xô. Mục tiêu chính của hiệp ước này là giới hạn số lượng xe tăng, xe bọc thép chiến đấu, pháo và máy bay mà 2 bên có thể triển khai giữa bờ biển Đại Tây Dương và dãy Ural. Hiệp ước này sau đó được sửa đổi để phù hợp sau khi Liên Xô tan rã và NATO mở rộng về phía đông vào cuối thập niên 90.

Các thành viên NATO đã từ chối phê chuẩn bản sửa đổi của hiệp ước CFE, dẫn đến việc Nga đình chỉ hiệp ước này vào năm 2007. Moscow cho rằng kế hoạch triển khai tên lửa phòng không của Mỹ ở châu Âu là một trong những lý do dẫn đến sự sụp đổ của hiệp ước.

Tháng 11/2023, Nga rút hoàn toàn khỏi hiệp ước CFE, lập luận rằng thỏa thuận này vô nghĩa khi phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine và đưa ra các biện pháp trừng phạt cũng như "chính sách thù địch" nhằm vào Moscow. Mỹ cũng dừng tham gia hiệp ước này sau động thái của Nga.

Theo RT, CFE không chỉ là hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất không còn hiệu lực do căng thẳng hiện nay giữa Nga và NATO. Năm 2019, Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987, được tạo ra nhằm hạn chế số lượng tên lửa hạt nhân tầm trung phóng từ mặt đất của Mỹ và Nga. Moscow rút khỏi hiệp ước này vào năm ngoái. Hiệp ước sụp đổ khi 2 nước cáo buộc nhau vi phạm.

Năm 2020, Mỹ rời khỏi hiệp ước Bầu trời Mở (được ký năm 1992 và có hiệu lực năm 2002), được lập ra để cho phép 35 nước thực hiện các chuyến bay giám sát trong không phận của nhau, công khai thu thập thông tin về các lực lượng và hoạt động quân sự của nhau theo kế hoạch đã được thống nhất từ trước. Một năm sau, Nga cũng rời hiệp ước này.

Nguồn: [Link nguồn]

Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh với vai trò trung lập, họ sẵn sàng tổ chức hội nghị thượng đỉnh hoà bình nhằm chấm dứt xung đột Nga – Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tâm Hoa - RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN