Thêm 2 nước EU ngừng mua khí đốt Nga

Sau khi Lithuania tuyên bố ngừng nhập khẩu khí đốt Nga, 2 quốc gia khác là thành viên của EU cũng có động thái tương tự nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Moscow.

Trước xung đột Nga – Ukraine, 3 nước vùng Baltic từng có mối quan hệ tốt với Moscow (ảnh: Al Jazeera)

Trước xung đột Nga – Ukraine, 3 nước vùng Baltic từng có mối quan hệ tốt với Moscow (ảnh: Al Jazeera)

Latvia tuyên bố, các nước vùng Baltic không đồng ý mua khí đốt Nga bằng đồng rúp và sẽ dừng nhập khẩu khí đốt Nga, Al Jazeera đưa tin hôm 3.4.

“Nếu vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu chúng ta còn có thể tin tưởng và mua khí đốt của Nga, câu trả lời là không”, Uldis Bariss – giám đốc điều hành công ty dự trữ khí đốt tự nhiên Latvia Conexus Baltic Grid – nói trên sóng truyền hình.

“Từ ngày 1.4, khí đốt của Nga sẽ không còn chảy sang vùng Baltic”, ông Uldis Bariss nói và lưu ý rằng, sau khi dừng mua khí đốt Nga, các nước vùng Baltic sẽ sử dụng nguồn khí đốt dự trữ của Latvia.

Khu vực Baltic bao gồm 3 nước Latvia, Estonia và Lithuania. 3 nước này đều là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Bày tỏ sự ủng hộ với tuyên bố của Latvia, Tổng thống Lithuania – ông Gitanas Nauseda – cũng kêu gọi EU “noi gương” vùng Baltic.

“Kể từ ngày 1.4, không còn khí đốt của Nga ở Lithuania”, ông Gitanas Nauseda nói.

“Từ nhiều năm trước, chúng tôi đã đưa ra những quyết định giúp ngày nay Lithuania có thể không cần phụ thuộc vào khí đốt của Nga”, ông Gitanas Nauseda nói thêm.

Hôm 2.4, chính phủ Lithuania đã tuyên bố ngừng mua khí đốt của Nga. Nước này không chấp nhận thanh toán hợp đồng mua khí đốt Nga bằng đồng rúp và cho rằng yêu cầu của Moscow là “vô nghĩa”.

“Trong trường hợp này, yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp của Nga là vô nghĩa khi Lithuania không còn đặt hàng khí đốt của Moscow”, Dainius Kreivys, Bộ trưởng Năng lượng Lithuania, tuyên bố.

Nguồn: [Link nguồn]

2 lần Nga muốn gia nhập NATO, vì sao bất thành?

Việc không chấp nhận để Nga gia nhập là một sai lầm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), dẫn đến tình trạng Đông - Tây đối đầu gay gắt như hiện nay, theo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN