Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản

Dù tỉ lệ tội phạm và giết người rất thấp nhưng Nhật Bản là thiên đường của băng đảng mafia có tổ chức lớn nhất hành tinh: Yakuza.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 1

Các quy tắc hành xử thường được dán ở văn phòng đại diện của Yakuza.

Yakuza – băng đảng mafia Nhật Bản khét tiếng nhất thế giới đã có lịch sử hàng trăm năm. Nhắc tới Yakuza là nói tới những cuộc thanh trừng đẫm máu, hình xăm kỳ quái, ngón tay út cụt lủn và những hành động trượng nghĩa lúc người dân gặp nạn. Nhiều người thậm chí coi đây là một nét văn hóa Nhật. Loạt bài viết sau đây sẽ hé lộ một phần góc khuất của thế giới ngầm Yakuza.

Yakuza là thuật ngữ dành riêng cho những nhóm tội phạm có tổ chức ở Nhật Bản. Trước đây, mafia Nhật là những nhóm đánh bạc và buôn bán ngoài phố nhưng Yakuza thích ca tụng lịch sử của mình cách đây hàng trăm năm trước với băng đảng tiền thân là nhóm Aizukotetsu-kai ở thành phố Kyoto từ những năm 1870.

Mitsuhiro Suganuma, cựu quan chức Cục Tình báo An ninh Nhật Bản khẳng định nguồn gốc xa xưa của Yakuza xuất phát từ những người Nhật gốc Hàn bị kì thị và xa lánh. Họ tập hợp lại với nhau thành những băng nhóm và Yakuza nảy nở từ đó.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 2

Các thành viên Yakuza với đặc trưng xăm trổ kín người.

Trước đây, Yakuza chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cờ bạc trước Thế chiến II. Sau đó, hoạt động của các nhóm mafia Nhật trở nên đa dạng hơn khi chúng thâu tóm và quản lý các ca sĩ, ngôi sao hạng A. Tiếp đó, Yakuza mở rộng hoạt động và lĩnh vực kinh doanh sang xây dựng, bất động sản, tống tiền và cuối cùng là dấn thân vào chính trị.

Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật ước tính có 53.000 thành viên Yakuza trên toàn quốc, chia làm 21 băng đảng khác nhau. 3 băng đảng lớn nhất là Yamaguchi (23.400 người), Inagawa (6.600 người) và Sumiyoshi (8.500 người). Yakuza không phải là những kẻ ngoài vòng pháp luật vì mafia Nhật có khuôn khổ và được hoạt động ở Nhật dù không khuyến khích.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 3

Một thành viên có ngón út bị chặt cụt để chuộc lỗi với ông trùm.

Trong suy nghĩ của nhiều người, Yakuza là những người xăm kín thân và mất ngón út. Lí giải điều này, các chuyên gia khẳng định Yakuza vốn xuất thân từ phường trộm cắp nên bị xăm mình để phân biệt với người bình thường. Quá trình xăm cũng rất đau đớn và tốn kém. Chưa kể, một khi đã xăm mình thì không còn đường lùi cho người gia nhập băng đảng Yakuza.

Ngón út của Yakuza thường chặt trong hai trường hợp, để trả một món nợ hoặc chuộc lỗi lầm. Những ngón tay bị chặt được gọi là “ngón tay chết”. Nếu Yakuza hy sinh ngón tay của mình vì “đồng nghiệp”, đó được gọi là ngón tay sống. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chặt ngón tay út cũng xóa được nợ. Nhiều ông trùm không chấp nhận ngón tay út của thuộc hạ mà bắt phải mang tiền mặt tới trả.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 4

Các khu phố đèn đỏ là nguồn cung tiền lớn cho Yakuza.

Hiện nay ở Nhật, các hoạt động trong ngành công nghiệp giải trí đều có sự nhúng tay của Yakuza. Cục Cảnh sát Quốc gia hồi tháng 8.2011 từng thông báo: “Chúng tôi sẽ làm mọi cách cần thiết để ngăn chặn sự dính líu của tội phạm có tổ chức vào ngành công nghiệp giải trí”.

Nhiều hoạt động như cờ bạc, bảo kê của mafia Nhật mang lại tiền của nhưng Yakuza Nhật cũng sở hữu những doanh nghiệp chân chính. Lãnh đạo cấp cao thứ 3 của băng đảng Yamaguchi, ông trùm Kazuo Taoka tự hào nói với các thành viên mình có “một công việc tử tế”. Nhiều nhóm Yakuza tự nhận mình giúp đảm bảo trị an cho xã hội Nhật Bản. Mafia Nhật Bản có văn phòng đại diện, thẻ tên, tạp chí, sách truyện và thậm chí là cả ca khúc riêng. Yamaguchi, băng nhóm lớn nhất Nhật Bản mới đây còn cho ra mắt một website riêng quảng bá các hoạt động của mình.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 5

Các hoạt động giải trí ở Nhật đều có bàn tay mafia nhúng vào.

Yakuza nhúng tay vào các hoạt động xây dựng, bất động sản, trao đổi ngoại tệ, IT, tài chính, theo Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản. Không những vậy, mafia Nhật cung cấp lượng nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp hạt nhân và thậm chí còn ra tay dọn dẹp đống đổ nát sau trận động đất, sóng thần kinh hoàng ở nhà máy Fukushima năm 2011. Cuốn sách tiêu đề “Yakuza và ngành công nghiệp hạt nhân” của tác giả Tomohiko Suzuki đề cập tới câu chuyện có thực này.

Băng đảng Yamaguchi từng cấp tiền cho một trong những nhóm nhạc nữ nổi tiếng nhất Nhật Bản. Quản lý nhóm nhạc không bình luận về cáo buộc này tuy nhiên trong tuần san bằng tiếng Nhật của Yamaguchi có đề cập.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 6

Tống tiền, bảo kê cũng là hoạt động "ưa thích" của Yakuza.

Băng Yamaguchi cũng được coi là quỹ đầu tư mạo hiểm lớn thứ hai ở Nhật. Các sòng bạc được coi là nhà của Yakuza và là khoản cung tiền lớn cho các băng đảng. Ngày nay, Yakuza Nhật mở rộng mạng lưới sang các ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn và từ đó thu thập thông tin bí mật dùng để tống tiền các công ty và quan chức.

Bộ Tài chính Mỹ coi Yamaguchi là băng đảng hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia. “Để thực hiện các hoạt động phi pháp, Yakuza có quan hệ mật thiết với các nhóm tội phạm khắp châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tại Mỹ, Yakuza liên quan tới việc buôn bán thuốc phiện và rửa tiền”, Bộ tài chính Mỹ thông báo.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 7

Ông trùm Kenichi Shinodo băng đảng khét tiếng Yamaguchi ra tù năm 2011.

Tại bang California, Mỹ, Yakuza Nhật kết thân với các băng đảng từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, tuy nhiên số người Việt được Yakuza tin tưởng vẫn nhiều hơn hẳn. Tại thành phố New York, Yakuza thu phí của những tên mafia từ Nga, Ai-len, Ý nếu muốn dẫn khách Nhật tới đánh bạc ở các casino hợp pháp hoặc trái phép.

Tháng 8 năm ngoái, băng đảng lớn nhất Yamaguchi đã tách làm hai nhóm nhỏ. Sự việc này đã dấy lên căng thẳng về một cuộc thanh trừng khủng khiếp trên toàn đất Nhật. Thời điểm đó, 72 băng nhóm nhỏ băn khoăn không biết nên theo nhóm cũ hay chạy theo nhóm mới. Cuộc khủng hoảng của băng Yamaguchi có thể kéo theo sự chia tách của băng Sumiyoshi lớn thứ ba ở Nhật.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 8

Cảnh sát truy quét băng nhóm Yamaken tháng 9.2015.

Nhật có 127 triệu người dân nhưng tỉ lệ phạm tội liên quan tới súng đạn rất thấp do luật pháp sở tại rất nghiêm khắc. Năm 2014 chỉ có 6 trường hợp chết vì súng đạn. Sự chia cắt của băng đảng lớn nhất xứ sở Mặt trời như Yamaguchi khiến cảnh sát Nhật phải mở những cuộc họp khẩn để đối phó với vụ việc. Năm 1984 khi Yamaguchi “tan đàn xẻ nghé”, toàn nước Nhật lo sợ đánh bom tự sát, tấn công có vũ trang và đấu súng diễn ra.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 9

Một cựu Yakuza "khoe" ngón út làm giả bằng nhựa silicon.

Yakuza có sức ảnh hưởng rất lớn, thậm chí cả trong chính trường nước Nhật. Trùm Yoshio Kodama từng cấp tiền cho Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong những ngày tháng đầu thành lập, thông tin được tác giả cuốn “Thế giới ngầm tội phạm Yakuza Nhật Bản” do tác giả David Kaplan và Alec Dubro cung cấp. Đảng Dân chủ Tự do hiện nay do Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe lãnh đạo.

Trước đây, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản từng bị cáo buộc nhận hối lộ từ các công ty ma của Yakuza. Dù từ chối dính líu nhưng sau này ông thừa nhận đã lấy hơn 32 triệu đồng từ công ty ma kể trên.  Eriko Yamatani, phụ trách Ủy ban An toàn Công cộng kiểm soát Cục Cảnh sát Quốc gia được cho là “giao du” với Yakuza.

Thế giới ngầm kì bí của mafia Nhật Bản - 10

Một ông trùm Yakuza giấu danh tính đã nghỉ hưu năm 2009. Ảnh chụp ở một trang viên tại Tokyo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN