Sư đoàn dù "Tiếng thét đại bàng" trở lại sườn Đông NATO sau 80 năm

Reuters ngày 14/8 dẫn thông báo từ Phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, nước này đã điều sư đoàn dù số 101 "Tiếng thét đại bàng" trở lại châu Âu, nhằm củng cố hệ thống phòng ngự ở sườn Đông NATO và bảo vệ các đồng minh.

Sư đoàn dù số 101 thành lập từ năm 1918 và được coi là đơn vị huyền thoại của lục quân Mỹ. Ảnh: Phái đoàn Mỹ tại NATO.

Sư đoàn dù số 101 thành lập từ năm 1918 và được coi là đơn vị huyền thoại của lục quân Mỹ. Ảnh: Phái đoàn Mỹ tại NATO.

Thông báo từ Phái đoàn ngoại giao Mỹ tại NATO nêu rõ: "Sau 80 năm, sư đoàn dù số 101 "Tiếng thét đại bàng" sẽ trở lại châu Âu. Gần 2.400 binh sĩ thuộc đơn vị này sẽ được điều động đến Romania, Bulgaria, Hungary và Slovakia để củng cố hệ thống phòng ngự ở sườn phía Đông NATO, bảo vệ các đồng minh và ngăn chặn các thế lực thù địch". 

Bước đi này từ phía Mỹ được triển khai sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, rằng Washington. sẽ cử thêm binh sĩ tới các quốc gia tại khu vực Baltic và Đông Âu nhằm trấn an các đồng minh trước tình hình căng thẳng đang ngày một gia tăng trong khu vực. Các hoạt động huấn luyện của quân đội Mỹ tại Latvia, Lithuania và Estonia cũng đang được khẩn trương lên kế hoạch.

Một buổi duyệt binh của sư đoàn dù "Tiếng thét đại bàng". Ảnh: Phái đoàn Mỹ tại NATO.

Một buổi duyệt binh của sư đoàn dù "Tiếng thét đại bàng". Ảnh: Phái đoàn Mỹ tại NATO.

Sư đoàn dù số 101 tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Phái đoàn Mỹ tại NATO.

Sư đoàn dù số 101 tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Phái đoàn Mỹ tại NATO.

"Tiếng thét đại bàng" là một sư đoàn dù "huyền thoại" trong biên chế lục quân Mỹ. Thành lập từ năm 1918 với các nhiệm vụ đột kích, sư đoàn này đã trải qua hầu hết các cuộc chiến của quân đội Mỹ.

Điều đặc biệt làm nên tên tuổi của "Tiếng thét đại bàng" chính là khả năng tấn công vào giữa phòng tuyến của đối phương, góp phần thay đổi toàn bộ cục diện của trận chiến. 

Trong Thế chiến II, sư đoàn này luôn xuất hiện ở những điểm nóng nhất của cuộc chiến. Dù từng bị bao vây và phải đối mặt với các đơn vị thiết giáp hạng nặng của phát xít Đức, sư đoàn dù số 101 vẫn luôn tìm ra điểm yếu của đối phương và đẩy lùi mọi đợt tấn công. 

Theo chuyên trang quân sự Defence Express, lực lượng cấu thành sư đoàn dù số 101 bao gồm sở chỉ huy sư đoàn, 3 lữ đoàn bộ binh, một lữ đoàn pháo binh, một lữ đoàn không quân chiến đấu, một lữ đoàn đảm bảo hậu cần cùng các đơn vị trực thuộc. Trụ sở chính của sư đoàn được đặt tại căn cứ Campbell ở bang Kentucky, Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai nước NATO định kìm chân Nga ở Vịnh Phần Lan, ngăn Moscow vào Biển Baltic

Estonia và Phần Lan định tích hợp các khẩu đội tên lửa ven biển để kìm chân Hải quân Nga ở Vịnh Phần Lan, ngăn Moscow tiến vào Biển Baltic nếu cần thiết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Linh Đan ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN