Singapore ngừng cập nhật số ca mắc COVID-19 mới trên truyền thông

Theo Straits Times, các chuyên gia đã đồng tình với ý kiến của bộ Y tế Singapore về việc ngừng cập nhật số ca mắc COVID-19 mới trên truyền thông.

Theo các chuyên gia y tế, việc cập nhật thông tin về số ca mắc COVID-19 mới hàng ngày giờ đây không còn ý nghĩa khi Singapore đang chuyển sang coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, thông tin về số ca mắc mới, tử vong và tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nặng phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) sẽ vẫn được đăng tải trên trang web của bộ. 

Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nhận xét số ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng dao động "tùy thuộc vào việc các cá nhân có cảm thấy muốn tìm kiếm sự chăm sóc y tế hay không".

Singapore đang trong quá trình chuyển đổi để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. Ảnh: Straits Times 

Singapore đang trong quá trình chuyển đổi để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. Ảnh: Straits Times 

Ông giải thích với "mức độ ẩn số đáng kể về tỷ lệ số nhiễm trùng hàng ngày là có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, điều đó làm cho việc giải thích các số nhiễm trùng trở nên khó khăn và ở giai đoạn này, cũng khá vô nghĩa".

Đồng thời, ông Teo Yik Ying nói rằng việc công bố số ca tử vong trong ngày cũng không cần thiết vì điều này không liên quan tới bất kỳ đại dịch nào khác. Ông chỉ ra điều này có thể được coi là phản ứng của đại dịch khi chưa có phương thức bảo vệ thực sự. 

Ông nói thêm: "Nhưng giờ đây, chúng tôi đã có vaccine hiệu quả và các phương pháp điều trị đã được chứng minh, và đất nước đang chuyển từ phản ứng đại dịch sang phản ứng với bệnh đặc hữu". 

Theo đó, giáo sư Teo gợi ý thay vì cập nhật số ca mắc hàng ngày, các báo cáo theo tần suất hàng tuần hoặc hàng tháng là phù hợp trong giai đoạn chuyển đổi này. 

Đồng nghiệp của ông, Phó giáo sư Alex Cook, phó trưởng khoa nghiên cứu của trường, cũng đồng tình rằng các bản báo cáo hàng tuần "sẽ cho phép có một cái nhìn tốt hơn, toàn diện hơn về tình hình dịch bệnh". Ông nói thêm: "Đây là tần suất phù hợp với các bản cập nhật hàng tuần mà Bb Y tế đưa ra với các bệnh truyền nhiễm khác".

Phó giáo sư Hsu Li Yang, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của trường, cho rằng việc báo cáo số ca bệnh hàng ngày chỉ cần thiết trong trường hợp có "một số thay đổi lớn như (biến thể COVID-19 mới) xuất hiện để theo dõi sự lây lan của dịch trong số những người đã được tiêm chủng hoặc đã khỏi bệnh".

Nguồn: [Link nguồn]

Xóa nỗi ám ảnh ngoáy mũi xét nghiệm, quốc gia ĐNA dùng cách thoải mái hơn

Singapore gần đây áp dụng một cách lấy mẫu xét nghiệm dễ chịu hơn việc ngoáy mũi cho một số người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo Straits Times) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN