Sau tên lửa tầm xa ATACMS, Nga tiếp tục 'bóc tách' đầu đạn tên lửa Storm Shadow

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các chuyên gia Nga đang tiến hành nghiên cứu đầu đạn tên lửa Storm Shadow/SCALP mà phương Tây cung cấp cho Ukraine dựa trên độ xuyên phá và khoảng cách phát nổ trên mặt đất của dòng tên lửa này.

Hãng tin Sputnik dẫn lời một chuyên gia Nga cho biết: "Đầu đạn tích lũy của tên lửa Storm Shadow/SCALP bao gồm phần nắp, thuốc nổ chính và ngòi nổ. Đặc biệt, có một đầu đạn thứ cấp được thiết kế để xuyên phá chướng ngại vật. Thiết bị này sẽ tạo ra các lỗ bằng hiệu ứng tích lũy và tạo ra vụ nổ thứ cấp từ bên trong. Chúng tôi đã nghiên cứu về độ xuyên phá, khoảng cách nổ từ bề mặt cũng như các loại cảm biến mà tên lửa được trang bị".

Sau tên lửa tầm xa ATACMS, Nga tiếp tục 'bóc tách' đầu đạn tên lửa Storm Shadow - 1

Theo chuyên gia này, đầu đạn của tên lửa Storm Shadow/SCALP có dạng hình trụ với chiều dài khoảng nửa mét và đường kính tương đương. Phần mũi có hình nón, hướng vào trong về phía thân.

Chuyên gia Nga nhấn mạnh rằng, việc nghiên cứu tên lửa sẽ cho phép ngành công nghiệp quốc phòng Nga phát triển các biện pháp đối phó để chống lại loại tên lửa này.

Trung tướng Andrey Semenov, người đứng đầu Lực lượng Phòng không và Tên lửa Nga cho biết, tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP có thể tiếp cận mục tiêu một cách bí mật bằng cách sử dụng hệ thống hiệu chỉnh dẫn đường thông qua vệ tinh Mỹ.

Storm Shadow/SCALP là tên lửa hành trình tầm xa phóng từ trên không do Pháp và Anh phát triển. Tên lửa được thiết kế để nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng có giá trị cao, bao gồm căn cứ không quân, hệ thống radar, trung tâm liên lạc và các tài sản chiến lược khác.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, tên lửa có chiều dài khoảng 5,1 mét, sải cánh khoảng 3 mét với tổng trọng lượng khoảng 1.300 kg, mang đầu nổ đa chức năng 450 kg. Storm Shadow được trang bị động cơ phản lực, cung cấp tốc độ tối đa lên tới 1.000 km/h. Tùy vào từng biến thể, tên lửa có tầm bắn từ 250-560 km.

Sau khi được phóng, Storm Shadow sử dụng các hệ thống điều hướng, bao gồm GPS và tham chiếu địa hình, để đi theo đường bay được lập trình sẵn về phía mục tiêu. Tên lửa sử dụng cách tiếp cận tàng hình ở tầm thấp để tránh bị radar phát hiện, bay sát mặt đất để giảm thiểu khả năng hiển thị trên radar của đối phương.

Nguồn: [Link nguồn]

Các chuyên gia Nga tuyên bố đã phân tích toàn bộ cấu trúc phức tạp của tên lửa ATACMS của Mỹ, nhằm khám phá những khả năng quan trọng của tên lửa cũng như tìm biện pháp đối phó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Như - Sputnik ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN