Quốc gia Đông Nam Á "xuất khẩu" y tá đi khắp thế giới, giờ thiếu nhân lực đối phó Covid-19

Được biết tới là nơi đào tạo y tá và đưa họ đến phục vụ tại các bệnh viện trên khắp thế giới, tuy nhiên, quốc gia Đông Nam Á này giờ lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng để chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Đến ngày 24.4, Philippines đã ghi nhận tổng cộng 6.981 ca nhiễm Covid-19 với 462 trường hợp tử vong. Tổng thống Philippines – ông Rodrigo Duterte, đã áp lệnh phong tỏa khu vực đảo chính Luzon kéo dài ít nhất đến ngày 30.4 cùng với nhiều biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn chưa mấy cải thiện.

Các chuyên gia cho rằng, Philippines đang đối mặt với hậu quả của nạn “chảy máu chất xám y tế” khi đào tạo và đưa quá nhiều y tá ra nước ngoài làm việc.

Ước tính, Philippines đang thiếu khoảng 23.000 y tá tại các bệnh viện trên toàn quốc. Gánh nặng nhân lực đang đè nặng lên ngành y tế trong bối cảnh dịch bệnh lây lan. Tình trạng thiếu y tá nghiêm trọng đến mức rất nhiều người dân đã tử vong trong dịch bệnh mà không được chăm sóc, một quan chức Philippines cho biết.

Trong bối cảnh quê nhà đang “gồng mình” chiến đấu với dịch bệnh, khoảng 150.000 y tá người Philippines đang làm việc tại các bệnh viện Mỹ.

Hai y tá đang chuẩn bị đón bệnh nhân Covid-19 vào điều trị tại thành phố Paranaque, Philippines (ảnh: Philippinesnews)

Hai y tá đang chuẩn bị đón bệnh nhân Covid-19 vào điều trị tại thành phố Paranaque, Philippines (ảnh: Philippinesnews)

“Tôi luôn luôn nghĩ về những bệnh viện đang thiếu nhân viên y tế. Con gái tôi là y tá đang làm việc ở một vùng đất xa lạ để đối phó với dịch bệnh. Nhiều người đồng hương khác của tôi cũng trong hoàn cảnh tương tự”, bà Gemma Borilla, 55 tuổi, sống tại tỉnh Bulacan (Philippines) có con gái đang làm y tá ở Ả Rập Saudi, chia sẻ.

Mỗi năm, Philippines đào tạo và cấp phép hành nghề cho khoảng 26.000 y tá. Trong số đó, có khoảng 18.500 y tá ra nước ngoài làm việc, theo thống kê của chính phủ Philippines.

Ngày 2.4, Philippines đã có lệnh cấm nhân viên y tế từ nước này ra nước ngoài để tập trung nhân lực cho cuộc chiến với Covid-19. Tuy nhiên, quy định này vấp phải nhiều phản đối và những y tá Philippines đã ký hợp đồng ra nước ngoài làm việc vẫn có thể rời đi.

Mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn tại nước ngoài là nguyên nhân khiến nhiều y bác sĩ tại Philippines muốn rời khỏi quê hương. Vào tháng 1, khi Covid-19 bắt đầu lây lan vượt ra khỏi lãnh tổ Trung Quốc, ông Duterte đã ký luật tăng lương cho tất cả nhân viên chính phủ, bao gồm cả các y tá để hạn chế việc họ rời khỏi đất nước.

Bộ Y tế Philippines đang tiến hành chương trình tuyển dụng y tá khẩn cấp cho các bệnh viện được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 với chế độ đãi ngộ cao hơn 20% mức lương do chính phủ quy định. Trường hợp y tá tử vong khi đang làm việc có thể nhận được khoản bồi thường hơn 19.000 USD.

Quân đội Philippines triển khai trên đường phố trong dịch Covid-19 (ảnh: SCMP)

Quân đội Philippines triển khai trên đường phố trong dịch Covid-19 (ảnh: SCMP)

“Ước tính, chúng tôi cần thêm 15.000 y tá cho các bệnh viện tiếp nhận người nhiễm Covid-19. Đến nay mới tuyển được 700 người”, phát ngôn viên Bộ Y tế Philippines Maria Rosario cho biết hôm 23.4.

“Nhiều bệnh viện tại Philippines đang đối phó với thiếu hụt nhân viên bằng cách chia ca dài hơn cho các y tá và thuê thêm những sinh viên trường y vừa tốt nghiệp chưa được cấp phép hành nghề”, Rustico Jimenez chủ tịch của một hiệp hội bệnh viện tư nhân với khoảng 900 thành viên, cho biết.

Tuy nhiên, theo bà Leah Paquiz – người sáng lập nhóm vận động điều dưỡng phi lợi nhuận (Ang Nars), các giải pháp tình thế nêu trên chỉ khiến cho điều kiện làm việc của những y tá được đào tạo bài bản trở nên tệ hơn và họ sẽ ra nước ngoài nhiều hơn.

Philippines là quốc gia đông dân thứ hai ở Đông Nam Á với khoảng 100 triệu người. Một số vùng tại nước này có tỉ lệ y tá trên dân số là 1:80, nghị sĩ Philippines Rommel Rico Angara cho biết.

Philippines là một trong những nước có tỷ lệ bác sĩ trên số dân thấp nhất Đông Nam Á, chỉ có 6 bác sĩ cho 10.000 người, theo WHO.

“Với sự thiếu hụt nhân lực y tế nghiêm trọng như vậy, cứ 10 người chết thì có 7 người không được chăm sóc bởi các y bác sĩ”, ông Angara cho hay.

Những khẩu hiệu kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi nhà tại Philippines (ảnh: Straitstimes)

Những khẩu hiệu kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi nhà tại Philippines (ảnh: Straitstimes)

“Rất ít y tá tại Philippines chọn làm việc tại quê nhà vì những hạn chế của hệ thống y tế. Các bệnh viện tư ở những thành phố lớn có thể đưa ra mức lương khởi điểm khoảng 493 USD mỗi tháng cho các y tá, tuy nhiên, ở khu vực tỉnh lẻ, họ có thể phải nhận lương thấp hơn từ 4 – 6 lần”, bà Paquiz cho biết.

“Một y tá có thể kiếm hơn 2.000 USD mỗi tháng ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ hay Ả Rập Saudi”, bà Paquiz nói thêm.

Juan Mikko Cumbe, 28 tuổi - một y tá từng sống tại tỉnh Nueva Ecija (Philippines), cho biết, mức lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn đã khiến anh quyết định sang Singapore để làm việc.

“Tôi làm việc ở Singapore đã được 2 năm rồi. Tôi thấy mình khá may mắn. Ở đây tôi chỉ phải làm việc 8 tiếng mỗi ngày, trong khi các đồng nghiệp tại quê nhà thường xuyên làm 12 tiếng. Nếu điều kiện tốt hơn thì tôi cũng muốn về quê nhà làm việc nhưng giờ vẫn chưa có gì thay đổi”, Cumbe chia sẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Kẹp giữa 2 điểm nóng Covid-19, quốc gia châu Âu vẫn kiểm soát tốt nhờ ”thượng tôn” sức khỏe

Có vị trí địa lý gần cận với Italia và Thổ Nhĩ Kỳ - 2 vùng dịch Covid-19 lớn tại châu Âu với số ca nhiễm vượt Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN