Phát hiện sửng sốt về virus 15.000 năm tuổi chưa từng được biết đến ở TQ

Các nhà khoa học nghiên cứu về sông băng, tìm thấy hàng loạt virus gần 15.000 năm tuổi trong hai mẫu vật lõi băng lấy từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc.

Các nhà khoa học phân tích một mẫu lõi băng.

Các nhà khoa học phân tích một mẫu lõi băng.

Phần lớn virus vẫn sống sót nhờ đóng băng hoàn toàn và không giống bất kỳ virus nào đã phân loại từ trước tới nay, theo Science Daily.

Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Microbiome, có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về virus tiến hóa như thế nào qua nhiều thế kỷ.

Zhi Ping Zhong, tác giả nghiên cứu, đến từ Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Địa cực thuộc Đại học bang Ohio, Mỹ, nói: “Những sông băng này được hình thành dần dần, cùng với bụi và khí, rất nhiều virus cũng được tích tụ ở đây

"Các sông băng ở miền Tây Trung Quốc chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng thông tin này để phản ánh môi trường trong quá khứ. Virus là một phần của môi trường đó”, Zhi nói.

Các nhà nghiên cứu xác định mẫu băng gần 15.000 năm tuổi bằng cách sử dụng kết hợp kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật hiện đại.

Khi phân tích mẫu vật, họ tìm thấy mã di truyền của 33 loại virus. Ít nhất 28 loại là virus hoàn toàn mới, chưa từng được con người biết đến. Khoảng một nửa trong số này dường như vẫn sống sót trong lớp băng.

Matthew Sullivan, đồng tác giả của nghiên cứu, giám đốc Trung tâm Khoa học Vi sinh vật ở bang Ohio, Mỹ, nói: “Đây là các loại virus có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt. Những virus này có gene đặc trưng giúp chúng có khả năng lây nhiễm trong môi trường lạnh”.

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch khử độc lõi băng và tìm hiểu thêm về các loại virus bí ẩn trên, từ đó tạo cơ sở để con người tìm kiếm sự sống ở môi trường cực hạn chứa nhiều băng, ví dụ như sao Hỏa và Mặt Trăng.

Các nhà khoa học nói rằng vẫn cần phải tìm hiểu thêm về các đặc tính và kiểu gene, trước khi đặt tên cho những virus mới.

Lonnie Thompson, một tác giả nghiên cứu, nói việc phát hiện ra virus trong các sông băng đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên Trái đất ngày càng rõ rệt.

“Chúng ta biết rất ít về virus và vi khuẩn trong những môi trường khắc nghiệt này. Chúng đối phó với biển đối khí hậu ra sao? Chuyện gì xảy ra khi Trái đất chuyển từ kỷ băng hà lạnh giá sang giai đoạn ấm cúng như ngày nay?”, Thompson nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Virus corona từng gây đại dịch 20.000 năm trước, để lại dấu ấn trong ADN người ngày nay

Các nhà nghiên cứu gần đây phát hiện bằng chứng đại dịch do virus corona gây ra từng xuất hiện ở Đông Á cách đây khoảng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Science Daily ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN