Phát hiện mới về sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người sang người

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một nghiên cứu vừa cho biết bệnh nhân mắc COVID-19 ở trạng thái triệu chứng nhẹ là lúc có khả năng lây mạnh nhất cho người khác.

Một bệnh nhân ở Jerusalem, Israel, tử vong ngày 1/4 vì coronavirus (nguồn: YONATAN SINDEL/FLASH90)

Một bệnh nhân ở Jerusalem, Israel, tử vong ngày 1/4 vì coronavirus (nguồn: YONATAN SINDEL/FLASH90)

Theo đó người dương tính với virus SARS - CoV -2 bài tiết “hàm lượng lớn” virus SARS - CoV -2 ở tuần nhiễm đầu tiên. Điều đó có nghĩa là người mắc COVID-19 có nguy cơ làm lây sang người khác trong vòng tám ngày đầu tiên.

Kết luận này được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu chín người Anh ở tuổi thanh niên và trung niên mắc triệu chứng COVID-19 tương đối nhẹ và làm lây sang người khác.

Mẫu bệnh phẩm của mỗi bệnh nhân được lấy từ nhiều nơi trên cơ thể họ như họng, phổi, đờm (nước nhầy trong phế quản), phân, máu, và nước tiểu.

Các nhà nghiên cứu không thấy virus hiện diện trong nước tiểu và máu. Tuy nhiên một nghiên cứu đối chứng phát hiện virus trong mẫu phân một bệnh nhân. Các nghiên cứu ở Viện các Bệnh Truyền nhiễm Địa Đàm, Bắc Kinh – Trung Quốc, cũng thu được nhiều mẫu bệnh phẩm phân có virus.

Trong số các vị trí lấy mẫu, mũi và họng có hàm lượng virus cao nhất trong tuần đầu tiên của người có triệu chứng nhiễm bệnh.

Đến ngày thứ tám của triệu chứng, lượng virus vẫn rất lớn, có nghĩa là bệnh nhân vẫn có khả năng lây cho người lành vào ngày này.

Hai trong số bệnh nhân được nghiên cứu tiến triển nặng với triệu chứng viêm phổi thì duy trì hàm lượng virus cao đến tận ngày thứ 10 và 11.

Quay trở lại vấn đề virus trong phân, nghiên cứu tại Viện Địa Đàm phát hiện 22/133 ca khảo sát có coronavirus trong chất nhầy hoặc phân. Vấn đề ở chỗ số virus này vẫn sống từ ngày thứ 13 đến 39 cho đến khi bệnh nhân khỏi hẳn.

Từ đó, các nhà khoa học băn khoăn liệu trong những ngày cuối cùng dài đằng đẵng ấy họ có thể tiếp tục làm lây virus sang người khác hay không.

Cảnh giác tình trạng đột nhiên mất cảm giác các giác quan

Cũng nghiên cứu này, đăng trên tạp chí The Nature, phát hiện một điều đáng chú ý khác liên quan đến dấu hiệu mắc coronavirus ở dạng chưa bộc lộ triệu chứng.

Đấy là hiện tượng mất khả năng đột ngột của một số giác quan mà điển hình là ở cơ quan khứu giác và vị giác.

Hiệp hội Khứu giác Anh (BRS), chuyên nghiên cứu về mũi và xoang, nhận thấy số lượng ngày càng tăng thanh niên mất cảm giác ăn ngon và đánh hơi trong tháng qua.

Họ lo ngại chính nhóm này đã và đang làm lây bệnh khi các triệu chứng nêu trên không nằm trong tiêu chuẩn để xét nghiệm hay cách ly.

Chủ tịch BRS Claire Hopkins nói: “Cá nhân tôi tuần rồi chứng kiến bốn bệnh nhân dưới 40 tuổi không có triệu chứng gì nhưng có biểu hiện rõ ràng giảm khả năng khứu giác. Không may tất cả trong số họ không được xét nghiệm hoặc cách ly do không đáp ứng tiêu chí hiện hành”.

Các nhà nghiên cứu vì thế khuyến cáo cần xem xét lại sớm hai tiêu chí cứng để xác định nhiễm coronavirus hiện nay là ho và sốt kéo dài liệu đã đủ chưa.

Nguồn: [Link nguồn]

Những trường hợp bệnh nhân Covid-19 bị chính hệ miễn dịch của mình ”phản bội”

Nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 không chỉ bởi virus mà nhiều trường hợp lại là do chính hệ miễn dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Quốc Dũng - The Sun ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN