Mỹ: Tình huống oái oăm của nữ y tá nhiễm Covid-19 mà không được làm xét nghiệm

Xét nghiệm vẫn là một vấn đề lớn trong cuộc chiến với dịch Covid-19 ở Mỹ khi các bệnh viện thiếu hụt nhiều bộ kit xét nghiệm và phải chờ đợi lâu mới có kết quả. Và thực tế này đặc biệt nguy hiểm với y bác sĩ.

Theo CNN, một nữ y tá giấu tên cho biết cô vẫn phải làm việc 7 ngày tại 2 bệnh viện ở thành phố New York, bang New York - tâm dịch ở Mỹ - dù bản thân bị nhiễm Covid-19.

Nữ y tá này không biết mình bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 vì bệnh viện nơi cô làm việc không có cơ chế xét nghiệm cho nhân viên. "Hai tuần trước, tôi cảm thấy rất đau ở lưng. Sau đó, tôi lại bị đau ngực dữ dội vào một đêm", nữ y tá chia sẻ.

Cô vẫn tiếp tục làm việc, sử dụng một bộ quần áo y tế và cả ngày chỉ đeo một chiếc khẩu trang, tiếp xúc hết bệnh nhân này tới bệnh nhân khác.

"Tôi sử dụng lại khẩu trang và đã chạm vào nó. Virus gây dịch bệnh Covid-19 có ở nhiều nơi trong bệnh viện vì số lượng bệnh nhân ngày càng lớn. Việc lây nhiễm là dễ hiểu khi bạn đeo khẩu trang hay mặc quần áo có virus bám trên đó", nữ y tá nói.

Nữ y tá Mỹ không dám công khai danh tính vì sợ bị bệnh viện đuổi việc sau tiết lộ. Ảnh: CNN

Nữ y tá Mỹ không dám công khai danh tính vì sợ bị bệnh viện đuổi việc sau tiết lộ. Ảnh: CNN

Vì phòng cấp cứu từ chối xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên bệnh viện, nữ y tá giấu tên đã tới viện vào giữa đêm và nhờ một người bạn "lén" xét nghiệm giúp.

"Làm ơn, hãy giúp tớ một lần này thôi. Tớ muốn chắc chắn rằng bản thân không nhiễm Covid-19 vì tớ không muốn lây lan nó ra cộng đồng", nữ y tá nói. Người bạn của cô sau một hồi bị thuyết phục đã đồng ý giúp cô lấy mẫu xét nghiệm.

5 ngày sau, kết quả xét nghiệm của nữ y tá được trả về. Cô dương tính với Covid-19. Điều này khiến nữ y tá lo lắng vì cô có thể đã lây cho đồng nghiệp và các bệnh nhân.

Tiến sĩ Peter Pronovost, tác giả cuốn sách "Bệnh nhân an toàn, bệnh viện thông minh, cho rằng câu chuyện của nữ y tá giấu tên thật đau lòng. Và dù là nhân viên y tế hay người bình thường cũng đều không thể chấp nhận được chuyện này.

Pronovost hy vọng nước Mỹ có thể làm theo cách mà một số nước đã làm để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế - những người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Tại Bệnh viện Hadassah ở Israel, ngoài các xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân, nhân viên y tế tại đây cũng được làm xét nghiệm theo chu kỳ 5 ngày.

"Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng được ở Mỹ lúc này vì chúng tôi không có đủ bộ kít thử", Pronovost nói.

Đó là lý do có những trường hợp như nữ y tá giấu tên này. May mắn là tình trạng của nữ y tá đã khá hơn và cô đang cách ly tại nhà.

Nữ y tá này nghĩ rằng vẫn còn các y bác sĩ khác bị nhiễm Covid-19 khi đang điều trị cho bệnh nhân mà họ không hay biết và hậu quả của việc này rất khó lường.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ còn 18 nước chưa ghi nhận người nhiễm Covid-19: Đâu sẽ là nơi cuối cùng?

Trước thực tế dịch Covid-19 lây lan ra toàn thế giới, một câu hỏi được đặt ra là: “Nơi nào trên thế giới sẽ là điểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN